MỤC LỤC
Sắn là loại nông sản giúp bà con nông dân đạt doanh thu hàng trăm triệu một năm ở các khu vực miền núi, Tây Nguyên, sắn rất dễ trồng và tự phát triển, nhưng mấy năm trở lại đây sắn xuất hiện các bệnh làm cho cây phát triển chậm, không đạt năng xuất như ban đầu nữa nhất là bệnh khảm lá, và sau đây là những nguyên nhân bắt nguồn từ bệnh khảm lá trên cây sắn.
Dấu hiệu phát hiện bệnh khảm lá trên cây sắn
Bệnh khảm lá trên cây sắn do các loài côn trùng đem đến như: Bọ phấn trắng (Bemisia tabaci Genn.), Họ Aleyrodidae, Bộ Cánh đều (Homoptera). Bọ phấn trắng gây hại trên nhiều loại cây trồng như cây thuốc lá, bông, cà chua, cà pháo, cà bát, bầu bí, khoai tây, ớt…
Sắn bị bệnh khảm lá
Không giống lấy từ cây sắn bị bệnh khi mọc mầm sẽ biểu hiện bệnh ngay và không cho thu hoạch; khi cây sắn còn non bị nhiễm virus cũng không cho thu hoạch; cây sắn đã lớn mới nhiễm virus vẫn biểu hiện bệnh nhưng nhẹ hơn, làm năng suất, chất lượng giảm.
Triệu chứng đặc trưng dễ nhận biết của bệnh khảm lá sắn là khảm vàng loang lổ trên lá. Mức độ hại nhẹ là không bị biến dạng hoặc biến dạng nhẹ, mức độ hại nặng làm cho lá sắn xoăn, cong queo, nhăn nhúm.
Tác hại của bệnh khảm lá trên cây sắn
Bệnh khảm lá trên cây sắn không những làm ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của lá sắn mà còn làm ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch của cây,chất lượng của củ cũng như thu nhập của bà con nông dân trồng sắn.
Ngoài ra, bệnh khảm lá còn là cơ hội để cho các loại sâu bệnh và virus xâm hại cây, gây ảnh hưởng đến sự sống của cây sắn.
Phương pháp ngăn ngừa bệnh khảm lá trên cây sắn
- Thường xuyên thăm vườn cây để phát hiện bệnh kịp thời và điều trị có hiệu quả nhất
- Trồng cây với mật độ vừa phải, bà con không nên trồng quá dày, để tránh tạo điều kiện cho nấm xâm hại.
- Lựa chon giống cây tốt, khỏe mạnh, có khả năng chống chọi lại bệnh và khả năng tự phục hồi khi bị bệnh khảm lá xâm hại.
- Sử dụng bẫy dính vàng treo trên đồng ruộng diệt bọ phấn trắng.
Cách điều trị bệnh khảm lá trên cây sắn
Khi bà con phát hiện vườn sắn có những dấu hiệu của bệnh khảm lá, bà con nên:
- Cắt bỏ và tiêu hủy những lá bị bệnh để tránh lây lan qua những cây lân cận
vườn sắn khi sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P
- Sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P cho vườn sắn, để giúp ruộng có khả năng chống chọi lại bệnh thối khảm lá, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, giúp cây cho năng suất tốt, chất lượng và giúp bà con có được một vụ mùa nội thu.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
Công ty cổ phần Emi Nhật Bản
Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi- xã Ngọc Hồi- huyện Thanh Trì- Thành phố Hà Nội
SĐT: 0243 640 8795
Website: eminhatban.vn