MỤC LỤC
Mùa hè, sâu cuốn lá hại lúa phát triển gây ảnh hưởng không nhỏ đến ruộng lúa. Vậy làm thế nào để kiểm soát sâu cuốn lá an toàn và hiệu quả? Hôm nay EMI sẽ giải đáp cho bạn.
Tác hại sâu cuốn lá trên lúa
-Sâu cuốn lá (Cnaphaclocrocia medinalis) có đặc điểm gây hại bằng cách nhả tơ, kết hai mép lá lại theo chiều dọc thành ống để sinh sống và gây hại bên trong.
-Chúng ăn phần thịt lá, chỉ chừa lại lớp biểu bì khiến lá lúa bị giảm diện tích quang hợp, mất diệp lục tố dẫn đến sinh trưởng kém, nếu gây hại khi lúa đòng trổ sẽ khiến hạt bị lép lửng, mất năng suất.
-Sâu tấn công mạnh trên diện rộng sẽ làm ruộng bị hại trở nên xơ xác. Bên cạnh đó vết thương nơi mép lá còn tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập gây thêm nhiều bệnh cho lúa.
Đặc tính sâu cuốn lá hại lúa
-Vòng đời sâu cuốn lá kéo dài khoảng 30 – 45 ngày, vòng đời của sâu dài hay ngắn còn tùy vào giống lúa, phân bón và thời tiết. Cụ thể, thời gian trứng 6 – 7 ngày, sâu non 15 – 21 ngày, 6 – 8 ngày cho thời kỳ nhộng, 2 – 4 ngày để bướm vũ hóa và đẻ trứng trở lại.
-Bướm sâu cuốn lá nhỏ có tính hướng quang rất mạnh, nhộng thường vũ hóa về đêm, ban ngày hay ẩn nấp, nếu khua động thì chúng cũng chỉ bay lên bằng chiều cao ngọn lúa.
-Ban đêm, chúng thường tìm những ruộng lúa xanh tốt để đẻ trứng rải rác trên mặt lá lúa, thông thường sẽ đẻ từng quả một, cũng có khi tới 2 – 3 trứng một chỗ.
-Trứng sâu cuốn lá nhỏ có hình bầu dục, sâu non có 5 tuổi, mới nở màu trắng trong, đầu có màu nâu đen, khi lớn cơ thể chuyển màu vàng xanh, đầu màu nâu sáng.
-Nhộng có màu vàng hoặc nâu đậm, thường thấy trong lá bị cuốn. Bướm sâu cuốn lá có màu vàng hơi nâu, khi đậu cánh sẽ xếp thành hình tam giác có 2 sọc nâu đen rất dễ thấy.
Cách tiêu diệt sâu cuốn lá hại lúa
Khi ruộng lúa xuất hiện sâu cuốn lá, bà con sử dụng chế phẩm sinh học BT-EMI theo tỷ lệ: 300-500ml chế phẩm + 18 lít nước cho 1 sào, phun định kỳ 5-7 ngày/lần nhằm tiêu diệt sâu cuốn lá.
Ngoài ra, bà con nên phun phòng cùng với chế phẩm sinh học EMINA-P, theo tỷ lệ 200ml chế phẩm sinh học EMINA-P+ 18 lít nước, định kỳ 7-10 ngày/lần. Vừa giúp ngăn ngừa bệnh hại, cây lúa phát triển, trổ bông đều và giảm chi phí sản xuât tối đa.
Sâu cuốn lá hại lúa hoàn toàn có thể phòng trừ ngay từ thời điểm ban đầu khi nhà nông chuyển đổi canh tác giảm dần các loại thuốc hoá học, việc phun phòng định kỳ vi sinh sẽ giúp ruộng lúa phát triển tốt, cây khoẻ, hạn chế sâu bệnh tối đa, tiết kiệm chi phí phân bón và nhân công.
Có thể bạn quan tâm:
Cách tiêu diệt sâu cuốn lá nhỏ hại lúa
Cách trị bệnh vàng lá trên cây lúa
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
Công ty Cổ phần Emi Nhật Bản
Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội
Hotline: 024 3640 8795
Website: eminhatban.vn