Cách phòng trị bệnh xuất huyết ở lươn

MỤC LỤC

Lươn là loài thủy sản được nông dân chọn nuôi vì có giá trị kinh tế cao, cách nuôi cũng không quá phức tạp và lươn cũng có thể trở thành nhiều món ăn ngon và bài thuốc quý.

Cũng giống như các loài thủy sản khác, lươn cũng mắc một số bệnh như: da đỏ, viêm ruột, nấm nước,… đặc biệt là bệnh xuất huyết là một trong những bệnh thường gặp ở lươn.

Nguyên nhân gây ra bệnh xuất huyết ở lươn

  • Bệnh xuất huyết là bệnh nội ký sinh nên nguyên nhân thường là do khuẩn Aeronaonas thích nước. Hoặc có thể do cách bắt lươn không đúng cách, bắt lươn bằng hóa chất,…

Lươn bị mắc bệnh xuất huyết

Lươn bị mắc bệnh xuất huyết

  • Cũng có thể do con giống yếu, lươn đã có sẵn mầm bệnh trong người, nhiệt độ thay đổi đột ngột, môi trường nước bị ô nhiễm,…

Cách nhận biết bệnh xuất huyết ở lươn

  • Sẽ dễ phát hiện ra lươn bị bệnh khi ta quan sát thấy Lươn bơi chậm, không ăn, phần thân và bụng lươn xuất hiện ban đỏ to nhỏ không đều,
  • Phần đầu thì sưng to, miệng và mang đều chảy huyết dịch, viêm đường ruột và bên trong không có thức ăn mà có dịch màu vàng, thân thể cứng đơ và không đàn hồi.

Thời điểm lươn hay mắc bệnh xuất huyết nhiều nhất

Bệnh này thường xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10, vào tháng 6 là mùa bệnh rất nhiều. Nếu không phát hiện sớm sẽ dẫn đến lươn chết hàng loạt.

Cách phòng tránh bệnh xuất huyết ở lươn

  • Phương pháp để phòng tránh bệnh là khi đánh bắt, vận chuyển hay thả nuôi người nông dân phải hạn chế làm tổn thương lươn.

Lươn bị mắc bệnh xuất huyết

Lươn bị mắc bệnh xuất huyết

  • Phải dùng 3% nước muối để tiêu độc trong 3 đến 5 phút khi thả lươn nuôi giống và dùng chlorine dioxide 0,3mg/lít hoặc dibromoheroin xả xuống toàn ao.
  • Luôn cung cấp đủ hàm lượng oxi trong ao nuôi. Tắm lươn bằng thuốc tím với liều lượng 4-5g/m3 định kỳ 7 ngày/1 lần.

Cách điều trị bệnh xuất huyết ở lươn

  • Khi phát hiện lươn đã bị bệnh rồi thì ngưng cho ăn ngay và di chuyển cẩn thận những con bệnh ra khỏi ao nuôi sang bể nuôi khác để điều trị.
  • Dùng trichlo isouriccyanic acid 0,4 -0,5 mg/lít xả toàn ao. Vệ sinh ao và thay nước. Dùng nước Clo mạnh (nồng độ 0,3-0,5g/m3)
  • Trong thời gian lươn bệnh người nông dân nên cho lươn ăn thức ăn ngon, dễ tiêu hóa như thức ăn công nghiệp trên 30% đạm, trùn quế tươi sống để giúp cho lươn mau khỏe.
  • Nên cho lươn ăn ít lại và trộn thêm vitamin C vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho lươn đợi khi lươn khỏe hẳn thì mới tăng dần lượng thức ăn như bình thường.
  • Điều quan trọng là trong quá trình nuôi người nông dân phải thường xuyên thay nước, giữ môi trường nước luôn sạch sẽ thì sẽ hạn chế tối đa được mầm bệnh.
  • Người nông dân có thể sử dụng chế phẩm sinh học EMINA thường xuyên cho việc thay nước và vệ sinh đáy ao nuôi. EMINA cũng có tác dụng phòng chống bệnh cho lươn và một số loài thủy sản khác.
  • Việc sử dụng chế phẩm sinh học EMINA cho mỗi lần vệ sinh ao nuôi rất có lợi cho việc nuôi thủy sản vì EMINA có thể hấp thu các chất độc NH3, NO2, H2S,… và các laoij hóa chất, làm ức chế sự phát triển của virut gây bệnh bổ sung các sinh vật có lợi vào trong ao nuôi góp phần tăng hàm lượng oxi, ổn định pH và tăng sức đề kháng cho vật nuôi.