Cách phòng trị bệnh chùn đọt chuối và cách phòng trừ ở cây chuối

MỤC LỤC

Trong các loại bệnh, bệnh chùn đọt chuối là loại bệnh rất phổ biến, bệnh gây ảnh hưởng lớn đến năng suất trồng trọt của bà con nồn dân, có nhiều câu hỏi đưa ra là cách phòng trừ bệnh chùn đọt chuối như thế nào và có những biểu hiện nào khi cây chuối mắc bệnh chùn đọt chuối.

Chùn đọt chuối là bệnh như thế nào

Bệnh bắt nguồn từ siêu vi trùng Bunchy Top Virus (Banana Virus  I hay Musa Virus I) gây  ra.

Bệnh được truyền từ cây mẹ sang cây con qua con đường cây giống, lây truyền từ cây này sang cây khác thông qua một loài rệp có tên là Pentalonia nigronervosa sinh sống trên cây chuối làm môi giới truyền bệnh.

Bệnh phát sinh quanh năm nhưng thường phát triển mạnh vào những tháng có ẩm độ cao. Qua quan sát thực tế vườn cây cho thấy, những vườn ít được chăm sóc, nhiều cỏ dại, rậm rạp, thường xuyên phủ đất bằng rơm rác, cỏ cây…thường là những vườn bị bệnh gây hại nhiều hơn những vườn khác.

Những biểu hiệu khi cây chuối mắc bệnh chùn đọt chuối

những biểu hiện khi cây mắc bệnh chùn đọt chuối

Những biểu hiện khi cây mắc bệnh chùn đọt chuối

Biểu hiện ban đầu là lá chuối bị thu hẹp lại, vươn thẳng và bó xít vào nhau, nhìn giống như một bó lá, cuống lá ngắn lại và lá bị giòn, rất dễ bị rách, trên lá xuất hiện những đường sọc màu vàng sậm, xen kẻ với những đường sọc màu xanh sậm. Nếu cây bị bệnh sớm từ khi còn nhỏ hoặc bị bệnh gây hại nặng thì cây sẽ tàn lụi dần và không cho buồng, nếu có cho buồng thì trái cũng sẽ rất nhỏ và không chín. Nếu cây đã lớn mới bị bệnh tấn công thì sau này khi có buồng, buồng chuối trỗ sẽ không thóat, hoặc nếu có trỗ được thì buồng chuối cũng bị biến dạng, trái nhỏ, ăn không ngon hoặc buồng có thể trỗ ra ngang thân.

Bệnh do vi rút gây ra nên khi cây bị nhiểm bệnh chùn đọt chuối thì thể chữa trị được. nên để không cho bệnh chùn đọt chuối xâm hại cây chuối thì phải áp dụng những biện pháp sau đây:

Biện pháp và cách phòng trừ bệnh chùn đọt chuối

biện pháp phòng ngừa bệnh chùn đọt chuối

biện pháp phòng ngừa bệnh chùn đọt chuối

  • Chăm sóc vườn chuối chu đáo để cây chuối sinh trưởng, phát triển tốt có sức chống đỡ với bệnh.
  • Không nên trồng chuối liên tục nhiều năm trên cùng một mảnh đất. Sau khi trồng vài năm nên luân canh với cây trồng khác vài năm rồi lại quay trở lại trồng chuối.
  • Không nên lập vườn chuối ngay bên cạnh những vườn đang bị bệnh gây hại nặng để tránh bệnh lây lan sang vườn mới lập.
  • Tuyệt đối không lấy cây chuối con ở những vườn chuối, khóm chuối đã bị bệnh gây hại làm giống cho vụ sau.
  • Thường xuyên kiểm tra vườn chuối để phát hiện sớm cây bị nhiễm bệnh. Nếu phát hiện cây đã bị bệnh phải chặt bỏ ngay cả cây, bứng hết cả gốc rồi đưa ra khỏi vườn chôn sâu hoặc tiêu hủy để tránh lây lan sang cây khác.
  • Sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P cho cây chuối để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, có khả năng kháng lại bệnh chùn đọt, cho năng suất cao.

Ngoài ra,chế phẩm sinh học EMINA-P còn giúp cho cây chuối kích thích phát triển, khả năng tự phục hồi do bệnh chùn đọt chuối  xâm hại, giúp bà con có được một vụ mùa bội thu.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

Công ty cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi- xã Ngọc Hồi- huyện Thanh Trì- Thành phố Hà Nội

SĐT: 0243 640 8795

Website: eminhatban.vn