Cách phòng bệnh hoại tử gan tụy ở Tôm

MỤC LỤC

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (EMS/AHPND) là loại bênh khiến tôm chết sớm, nguyên nhân được xác định là do một loài vi khuẩn có tên Vibrio parhaemolyticus gây ra.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh

Vỏ của tôm mềm đi, gan tụy bị sưng, bị teo, sậm màu hơn hoặc nhạt màu hơn.

Ruột tôm ít hoặc không có thức ăn. Thường xảy ra trong tháng đầu nuôi tôm.

Tôm bị bệnh thường bới tấp vào bờ và bơi rớt đáy rất nhanh.

Vì bệnh này xảy ra khi tôm còn rất nhỏ  nên để phát hiên tôm bệnh đòi hỏi phải có sự chăm sóc kĩ càng.

Bệnh hoại tử gan tuỵ ở Tôm
Bệnh hoại tử gan tuỵ ở Tôm

Tác hại của bệnh hoại tử gan tuỵ

VI khuẩn này có tên Vibrio parhaemolyticus, đây là loại vi khuẩn rất nguy hiểm vì  ngay cả những phương pháp xét nghiệm cũng không thể phát hiện ra được.

Vi khuẩn này làm cho nước có một độc tố cực mạnh, các độc tố này sẽ khiến tôm chết đi trong giai đoạn từ 7-35 ngày thả nuôi. Chúng xâm nhập vào cơ thể của tôm qua đường tiêu hóa, và đường ruột của tôm là môi trường tốt nhất để chúng sinh trưởng.

Tôm khi bị nhiễm độc tố sẽ bị hủy  phá các mô tế bào, gây rối loạn các chứng năng tiêu hóa và gan, tụy của tôm, khiến tôm dần mất sức và chết đi.

Tôm chết sau vài ngày
Tôm chết sau vài ngày

Cách trị bệnh

Khi tôm đã mắc bệnh hoại tử gan tụy thì việc điều trị là rất khó, vì khi đã mắt bệnh thì tôm chết rất nhanh, vả lại tôm sẽ bỏ ăn khi bị tấn công đường ruột nên cũng không đưa thuốc vào được. Vì vậy điều duy nhất chúng ta có thể làm được đó chính là phòng tránh để tôm không mắt bệnh.

Các phòng bệnh hoại tử gan tuỵ ở Tôm

  • Chọn tôm giống có sức khỏe tốt (nếu  là tôm sú thì post là 12, tôm thẻ thì post là 10.). Không chọn tôm phát sáng. Phải chọn tôm có gan tuy lấp đầy vỏ đầu ngực và có nhiều giọt dầu.
    Nếu mua tôm nên mua từ nhiều trại khác nhau. Phải kiểm tra mật độ nước trong ao kĩ càng để đảm bảo an toàn cho tôm.
  • Chuẩn bị ao phải đúng theo  quy trình, từ việc phơi ao, cày đáy ao đến luân canh, đa canh, thời gian ao lắng, tất cả phải đúng quy trình để đảm bảo an toàn.
    Sử dụng các chế phẩm sinh học thân thiện với tôm đểgiúp tôm có môi trường tốt nhất.
  • Nuôi cá rô phi chung với tôm: cá rô phí là loài giúp cân bằng hệ sinh thái rất tốt. Chúng có thể diệt các tảo ở đáy giúp làm sach hồ nuôi, ăn các con tôm bệnh giúp giảm sự lây truyền của bệnh ..v..v..

Bài viết tham khảo: Cách điều trị bệnh đóng rong trên tôm siêu đơn giản

Vớt tôm ra quan sát khi nghi ngờ dịch bệnh
Vớt tôm ra quan sát khi nghi ngờ dịch bệnh

Chế phẩm sinh học dành cho tôm

  • Nguyên nhân gây ra bệnh hoại tử gan tuỵ này ở tôm là do môi trường nước không tốt và không ổn định, oxy hòa tan thấp, hòa tan với tuốc trừ sâu và các chất không thân thiện với tôm.
  • Hiện nay đã có chế phẩm sinh học dành riêng cho tôm, chế phẩm Emina giúp tôm tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ và điều hòa, khử các chất độc trong môi trường nuôi tôm, giúp tôm có điều kiện tốt  nhất để phát triển.
  • Bổ sung Emina định kỳ sẽ giúp tôm chống lại với các nguồn bệnh, tạo điều kiện để tôm có thể phát triển tốt nhất.

Mọi thông tin cần trao đổi cũng như cần tư vấn khi mua chế phẩm EMINA, Quý khách vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 0243 640 8795

Website: eminhatban.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *