Cách nuôi cá rô phi trong ao hồ

MỤC LỤC

Cá rô phi là loại cá ăn tạp, dễ nuôi, sức sống rất tốt vì vậy phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa của Việt Nam, dẫn đến có thể tạo ra hiệu quả kinh tế cao.

Chuẩn bị ao nuôi rô phi

Nuôi cá rô phi trong ao hồ

Nuôi cá rô phi trong ao hồ

  • Diện tích ao nuôi từ 500-1000m2, độ sâu hợp lý từ 1,5-2m, độ bùn đáy từ 15-20cm, nhiệt độ trong ao nên từ 25-300C, độ pH 6,5-8.
  • Ao phải có 2 cống để cấp nước chủ động và thoát nước dễ dàng, nguồn nước cấp cho ao phải sạch và không bị nhiễm độc.
  • Trước khi nuôi phải tháo cạn nước có trong ao, bờ ao phải chắc chắn, dọn sạch cây cỏ xung quanh bờ ao, vét bùn ao chỉ để lại lớp bùn từ 10-15cm, đáy ao nên thiết kế nghiêng về phía cống thoát.
  • Sau đó tiến hành tẩy trùng ao bằng cách dùng vôi bột với liều lượng 7-10kg/m2 rải đều khắp ao để giảm độ chua. Nếu ao có độ chua cao, tăng lượng vôi lên gấp đôi, phơi nắng 2-3 ngày.
  • Bón lót phân chuồng ủ hoai mục hoặc phân đạm, phân lân với lượng từ 30-50kg/100m2 ao, rải đều khắp đáy ao, tạo điều kiện cho sinh vật phù du trong ao phát triển mạnh, làm thức ăn cho cá.
  • Cấp nước vào ao, nước được cấp vào ao phải lọc kỹ qua lưới lọc, để từ 5-6 ngày rồi tiến hành thả cá.

Kỹ thuật thả cá rô phi giống trong ao hồ

Nuôi cá rô phi trong ao hồ

Nuôi cá rô phi trong ao hồ

  • Cá giống phải được mua tại các địa chỉ tin cậy, có nguồn gốc đảm bảo, rõ ràng.
  • Cá phải khỏe mạnh, không bị dị dạng, kích cỡ đồng đều, vây vẩy nguyên vẹn, không bị thương.
  • Thời vụ thả cá tốt nhất là vào vụ xuân, khoảng tháng 2-3, và vụ thu từ tháng 7-8 (dương lịch).
  • Vào khoảng thời gian nhiệt độ thấp phải làm sạch môi trường nước trước khi thả, có thể dùng men vi sinh, khi đóng cá vào bao nên cho thêm thuốc viên phòng tránh lao để sát trùng. Mùa hè thả cá nên cẩn thận tránh trường hợp cá bị sốc do nhiệt độ trong bao và ngoài ao chênh lệch quá cao.
  • Tắm cho cá trước khi thả bằng muối loãng nồng độ 2-3% trong thời gian 10-15 phút.
  • Khi thả cá phải để nguyên cả bao cá thả xuống ao, quay đều bao tầm 5 phút, sau đó mở bao cho nước ao ngập vào rồi từ từ thả cá ra. Mật độ thả 2-3 con/m2.

Cách chăm sóc và quản lý rô phi trong ao hồ

Thức ăn cho cá ăn có thể là thức ăn tinh, thức ăn xanh, hoặc sản phẩm công nghiệp chuyên dụng cho cá rô phi.

  • Thức ăn tinh bao gồm cám gạo, bột ngô, khoai, mì, bột cá tạp,… loại thức ăn này cần được nấu chín, có thể vo thành viên nhỏ để cá dễ ăn hoặc nắm thành từng nắm lớn. Rải thức ăn lên sàn ăn, nên cho ăn tập trung tại một vị trí cố định trong ao.
  • Thức ăn xanh gồm các loại rau xanh, cỏ, bèo… bà con có thể băm nhỏ hoặc xay mịn để cho cá ăn, vừa giúp giảm chi phí thức ăn, vừa tận dụng được phụ phẩm của vườn.

Khẩu phần cho ăn: đối với cá mới thả cho ăn lượng thức ăn 5-7% trọng lượng cơ thể cá, đối với cá đã thả từ 2-3 tháng trở lên (trọng lượng khoảng 100gram/con trở lên) cho ăn 2-4% trọng lượng cơ thể.

Thời gian cho ăn phù hợp là vào khoảng 6-7h sáng và 16-17h chiều. Ngày cho cá ăn 2 lần.

Để quản lý ao nuôi, bà con phải tiến hành đúng kỹ thuật và thường xuyên:

  • Kiểm tra tốc độ sinh trưởng của cá hàng tháng để có chế độ cho ăn hợp lý.
  • Thường xuyên kiểm tra và ghi chép chi tiết các vấn đề có liên quan đến sinh trưởng, hay bệnh ở cá trong quá trình nuôi.
  • Duy trì mực nước ổn định trong quá trình nuôi.
  • Quan sát màu nước trong ao thường xuyên để có kế hoạch bón phân phù hợp (nước ao có màu xanh nõn chuối là được).

Khi phát hiện thấy cá có biểu hiện bất thường, hay bị bệnh, cần nhanh chóng có biện pháp chữa trị kịp thời.

Thu hoạch rô phi trong ao hồ

  • Đối với cá rô phi bà con nên thu hoạch toàn bộ một lúc, có thể thu bằng lưới trước khi tháo cạn nước.
  • Loại cá rô phi đơn tính đực nuôi sau 5 tháng có thể thu hoạch, trọng lượng từ 400-600gram/con.

Dùng chế phẩm sinh học EMINA trong nuôi trồng thủy sản

Chế phẩm sinh học EMINA dành riêng cho việc xử lý ao nuôi cá góp phần cải thiện môi trường ao nuôi, kích thích sự phát triển của vi sinh vật có ích, ức chế các loại vi sinh vật gây hại,

Emina giúp phân hủy nhanh các chất hữu cơ dư thừa trong nước và nền đáy ao nuôi, bổ sung các vi sinh vật có lợi vào trong ao nuôi, ức chế sự phát triển của các loại viruts gây bệnh,…

Hấp thu các chất độc NH3 , NO2, H2S,..…từ đó giúp bảo vệ môi trường, bổ sung chất dinh dưỡng cho ao nuôi, hạn chế các mầm bệnh, tăng sức đề kháng cho cá.