Cách nhận biết và kiểm soát bệnh khô vằn hại lúa

MỤC LỤC

Bệnh khô vằn hại lúa là bệnh hại phổ biến do nấm Rhizoctonia solani Palo gây ra, đây là một trong những bệnh hại nguy hiểm trên cây lúa, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng cây trồng.

Điều kiện phát sinh bệnh khô vằn hại lúa

Nhiệt độ 28-32 C, độ ẩm cao và chế độ bón giàu phân đạm sẽ tạo điều kiện cho bệnh khô vằn ở lúa phát sinh.

Đặc biệt, trong mùa mưa, nấm lan nhanh dễ tạo thành dịch. Bệnh thường phát sinh trước tiên ở các bẹ lá và lá già sát mặt nước hoặc ở dưới gốc. Nấm có thể tồn tại trong đất nhiều năm liền dưới dạng hạch nấm. Chúng nổi lên mặt đất khi ruộng ngập nước và nấm hoạt động trở lại, tấn công bẹ lúa bắt đầu quá trình phát sinh ra toàn bộ cánh đồng.

Triệu chứng của bệnh khô vằn hại lúa

Bệnh khô vằn hại lúa chủ yếu ở bẹ lá, phiến lá và cổ bông. Các bẹ lá sát mặt nước hoặc bẹ lá già ở dưới gốc thường là nơi phát sinh bệnh đầu tiên.

Vết bệnh ở bẹ lá lúc đầu là vết đốm hình bầu dục màu lục tối hoặc xám nhạt, sau lan rộng ra thành dạng vết vằn da hổ, dạng đám mây. Khi bệnh nặng, cả bẹ và phần lá phía trên bị chết lụi.

Vết bệnh ở lá tương tự như ở bẹ lá, thường vết bệnh lan rộng ra rất nhanh chiếm hết cả bề rồng phiến lá tạo ra từng mảng vân mây hoặc dạng vết vằn da hổ. Các lá già ở dưới hoặc lá sát mặt nước là nơi bệnh phát sinh trước sau đó lan lên các lá ở trên.

Vết bệnh ở cổ bông thường là vết kéo dài bao quanh cổ bông, hai đầu vết bệnh có màu xám loang ra, phần giữa vết bệnh màu lục sẫm co tóp lại.

Trên vết bệnh ở các vị trí gây hại đều xuất hiện hạch nấm màu nâu, hình tròn dẹt hoặc hình bầu dục nằm rải rác hoặc thành từng đám nhỏ trên vết bệnh. Hạch nấm rất dễ dàng rơi ra khỏi vết bệnh và nổi trên mặt nước ruộng.

Bệnh khô vằn hại lúa
Bệnh khô vằn hại lúa

Cách phòng trừ bệnh khô vằn hại lúa

Áp dụng bón phân đúng liều lượng, chia nhỏ lượng phân đạm để bón nhiều lần

Tiêu huỷ các gốc ra và những phần còn lại của lúa trên đồng sau khi thu hoạch

Sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P phun phòng bệnh theo tỷ lệ 300ml chế phẩm cho bình 18L nước.

Khi bệnh phát sinh, phun chế phẩm EMINA-P kèm sữa chua liều cao phun hai lần cách nhau 3 ngày, nếu cây xuất hiện bệnh và sắp mưa bà con nên phun tỷ lệ cao tránh bệnh lây lan nhanh.

Ngoài ra, sử dụng chế phẩm sinh học sẽ giúp cây lúa cứng cáp, khoẻ mạnh, tiết kiệm phân bón cho cây trồng. Hạt gạo dẻo, ngon, thơm hơn.

Chế phẩm sinh học EMINA_P kiểm soát khô vằn
Chế phẩm sinh học EMINA-P kiểm soát bệnh khô vằn hại lúa

Có thể bạn quan tâm:

Cách phòng trừ sâu cuốn lá hại lúa

Cách phòng trị bệnh đạo ôn trên cây lúa hiệu quả

Công ty Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 0243 640 8795

Website: eminhatban.vn

Chế phẩm sinh học EMINA-P được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 6168:2002 theo số giấy chứng nhận: VPQI/HCSP/0155.20

Sản phẩm là kết quả của dự án cấp Bộ: “ Hoàn thiện quy trình sản xuất và ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EMINA) phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và xử lý môi trường” Mã số: B2007 -11-03 DA. Sản phẩm được bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận tiến bộ kỹ thuật số: 174/QĐ – CN-MTCN và được đưa vào danh mục sản phẩm lưu hành tại Việt Nam theo thông tư số: 37/2013/TT/BNNPTNT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *