Cách nhận biết bệnh thối ướt trên cây tỏi

MỤC LỤC

Một trong những bệnh thường gặp và gây nguy hại cho cây tỏi đó là bệnh thối ướt hay còn gọi là thối mềm. Bà con nông dân cần nhanh chóng nhận biết và phát hiện bệnh để có phương pháp phòng trị kịp thời.

Hôm nay EMI NHẬT BẢN xin giới thiệu những kiến thức nông nghiệp để bà con nhận biết bệnh thối ướt trên cây tỏi.

Nguyên nhân gây bệnh thối ướt

Bệnh này nguyên nhân là do vi khuẩn có tên khoa học là Erwinia carotovora gây ra.

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất đó là khi cây bị bệnh, những vết bệnh sẽ xuất hiện ở trên rễ cây hoặc cổ rễ cây. Vết bệnh lúc đầu sẽ có dạng trong hình giọt nước. Về sau các mô vết bệnh sẽ dần thối đi, mềm nhũn và có màu đen.

Cách nhận biết bệnh thối ướt trên cây tỏi

Vi khuẩn làm mô củ thối rữa có mùi khó chịu, rễ thâm đen, lá và cây héo dần, gây hiện tượng chết rạp hàng loạt. Củ bệnh thâm đen có vòng đồng tâm, nếu bóp nhẹ có nhiều dịch vi khuẩn chảy ra màu trắng đục (trắng kem).

Củ tỏi bị thối rữa mô sinh mùi rất khó chịu. Cây sẽ bị thâm đen phần rễ, lá cây héo hon dần. Tình trạng bệnh nặng cây chết rạp hàng loạt rất nguy hại. Củ tỏi bệnh có vòng đồng tâm, mô thối phân hủy có dịch vi khuẩn chảy ra màu trắng đục như kem khi bóp nhẹ vào củ.

Vi khuẩn Erwinia carotovora không chỉ gây hại cho cây tỏi, mà còn gây bệnh cho nhiều loại cây trồng khác nữa. Các loại cây dễ nhiễm bệnh gồm có: khoai tây, cải bắp, dưa, cà rốt, cà chua và hơn 50 loại cây khác nhau.

Vi khuẩn sống và phát triển được trong một môi trường khắc nghiệt. Nhiệt độ thích hợp nhất là từ 22 độ đến 28 độ C. Tuy nhiên vi khuẩn có thể sống được trong nhiệt độ từ 5-400 độ C.

Cách phát sinh bênh thối ướt

Nguồn bệnh thối ướt chủ yếu tồn tại trong các tàn dư cây trồng, như là, thân, và vi khuẩn còn trong đất. Trong điều kiện khô hạn vi khuẩn có thể tồn tại đến 24 tháng. Đặc biệt, khi đất khô hạn, vi khuẩn này vẫn sống được đến 24 tháng (2 năm). Vì vậy việc xử lý đất trước khi trồng hết sức quan trọng.

Điều kiện phát sinh bệnh thối ướt

Vi khuẩn đặc biệt lợi sinh với lượng đạm tự do trong thân cây. Giai đoạn phát sinh chủ yếu của bệnh thối ướt sẽ tập trung vào lúc cây tỏi hình thành củ.

Điều kiện thời tiết thuận lợi cho việc phát sinh và phát triển bệnh là thời tiết nóng ẩm, vườn cây được bón nhiều phân đạm. Đặc biệt vào giai đoạn thu hoạch và khi bảo quản củ tỏi thì bệnh lại càng thuận lợi phát sinh và gây hại nghiêm trọng.

Cách xâm nhập vi khuẩn gây bệnh:

Bệnh sẽ xâm nhập thông qua phần rễ cây con sau khi được gieo xuống đất khoảng 10 đến 15 ngày. Bệnh cũng có thể xâm nhập thông qua các vết thương ở cổ rễ và gốc cây.

Trên ruộng trồng, vi khuẩn bệnh sẽ xuất hiện khi cây bắt đầu kéo dọc hình thành củ (sau khi trồng được khoảng 45 đến 50 ngày), vi khuẩn sẽ xâm nhập chủ yếu theo hướng từ rễ lên thân, lá theo vết cắn sâu hại hoặc chuột bọ phá hoại.

Cách nhận biết bệnh thối ướt trên cây tỏi (2)

Củ và thân cây bệnh sẽ thối nhũn, bóp vào có dịch trắng sữa chảy ra.

Nếu cắt dọc củ sẽ thấy vết bệnh xâm nhập vào nõn tạo ra các đường màu thâm đen chạy dọc mô củ. Mô củ bị thối rữa, mềm nhũn, lá héo, rễ thâm đen, nếu trời ẩm chỉ cần lay nhẹ cây có thể bị đổ gục và có mùi thối.

Bệnh thối ướt cây tỏi là một bệnh nguy hiểm và gây tổn thất lớn cho người trồng tỏi.

Công ty EMI Nhật Bản là công ty tiên phong trong ngành nông nghiệp kỹ thuật cao. Chúng tôi với tầm nhìn mang đến cho người nông dân Việt Nam các giải pháp hữu hiệu, xanh, sạch, nâng cao năng suất và thân thiện với môi trường.

Chúng tôi cung cấp giải pháp hoàn hảo cho việc phòng và trị bệnh thối ướt trên cây tỏi. Bà con nông dân vui lòng chú ý những hướng dẫn sau đây để phòng và trị bệnh tốt nhất.

Cách phòng và trị bệnh thối ướt trên cây tỏi

Nhổ bỏ cây bệnh và xử lý vôi bột vào gốc ngay để tránh bệnh lan rộng.

Chọn ngày nắng ráo để thu hoạch.

Loại bỏ những cây giập, củ hư, hoặc bị sâu hại khi lấy giống.

Phơi khô đều các mặt để bảo quản tốt nhất.

Thăm ruộng thường xuyên để phát hiện và xử lý bệnh kịp thời.

Theo dõi tình hình thời tiết thật kỹ lưỡng để xác định những điều kiện phát sinh bệnh.

Bón phân hợp lý và tưới nước vừa đủ.

Vệ sinh ruộng bằng cách làm cỏ, dọn và tiêu hủy cây bệnh và tàn dư bệnh.

Bón phân chuồng hoai ủ để làm giàu đất.

Chọn cây giống khỏe, trồng với mật độ hợp lý.

Bổ sung các loại vi khoáng cho cây bằng cách sử dụng các chế phẩm sinh học như EMINA-P để chăm sóc cây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *