MỤC LỤC
Bệnh thối rễ cà phê là một trong những bệnh hại điển hình mà nhà nông trồng cà phê thường xuyên gặp phải, đặc biệt khi Tây Nguyên bắt đầu mùa mưa về, tình trạng nặng sẽ khiến cây vàng lá, rụng lá dẫn đến chết.
Có rất nhiều phương pháp trị bệnh thối rễ cà phê khác nhau, bài viết dưới đây EMI xin giới thiệu cho nhà nông cách ngăn chặn bệnh thối rễ cà phê hiệu quả nhất bằng chế phẩm sinh học EMINA.
Nguyên nhân bệnh thối rễ cà phê
Quá trình bón nhiều phân hoá học, diệt cỏ làm đất chai cứng, bạc màu, phương pháp canh tác cũ theo lối mòn khiến đất bị suy thoái rất nhiều, tạo điều kiện cho các loài nấm như Fusarium, Rhizoctonia (vẫn luôn tồn tại sẵn trong đất) và tuyến trùng phát triển.
Nấm xâm nhập rễ qua các vết thương hở do tuyến trùng cắn, cây suy yếu dễ tấn công gây bệnh thối rễ nên nhiều bà con còn gọi đây là bệnh tuyến trùng thối rễ vàng lá cà phê. Mùa mưa đến tạo điều kiện phát tán nấm bệnh nhanh, lan rộng trên toàn bộ cánh vườn, khiến người nông dân không kịp trở tay.
Dấu hiệu nhân biết bệnh thối rễ cà phê
Bệnh vàng lá thối rễ cà phê hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu biết cách nhận biết triệu chứng sớm và có tác động kịp thời.
Trên cành lá: Cây sinh trưởng chậm, lá vàng, chùn đọt, cây thường bị nghiêng trong mùa mưa và rất dễ nhổ lên bằng tay.
Rễ: Rễ tơ bị thối đen, có nhiều rễ bị sưng thành từng cục, đến khi rễ lớn bị thối không hấp thu được dinh dưỡng, cây sẽ chết nhanh chóng.
Cách ngăn chặn bệnh thối rễ cà phê hiệu quả nhất
Bệnh thối rễ cà phê hoàn toàn có thể phòng trừ hiệu quả nếu nhà nông chuyển đổi phương thức canh tác và phun phòng bệnh từ sớm theo các bước sau:
-Để cỏ trong vườn, lý do lớn nhất của việc để cỏ là cỏ sẽ kiểm soát được tuyến trùng gây hại, không có một phương pháp tối ưu nào diệt được tuyến trùng hiệu quả thay vào đó bà con nên giữ lại cỏ trong vườn.
Cỏ sẽ cô lập và cách ly nấm bệnh khi xảy ra dịch hại. Vì bào tử nấm gây hại hay tuyến trùng thường di chuyển theo hạt nước, dòng nước và lan truyền rất nhanh trong vườn. Vườn nào để cỏ thì thoát nước rất tốt, không bao giờ có hiện tượng đọng nước khiến nấm bệnh ở đâu là nằm im ở đó nên ít lan rộng.
-Phun phòng bệnh định kỳ bằng chế phẩm sinh học EMINA đổ gốc nhằm ngăn chặn sự phát sịnh nấm hại trong đất, phun theo tỷ lệ 2-3 lít chế phẩm cho một phuy 200L nước.
– Bón phân hữu cơ, đạm tự ủ như đạm cá, chuối, đậu nành giúp thay thế một phần phân bón hoá học.
– Khi bệnh phát sinh mạnh cần xử lý bằng vôi toàn vườn, phun chế phẩm sinh học EMINA liều cao và tuyệt đối không nên bón phân cho cây trồng trong quá trình bị bệnh.
Bên cạnh đó, bà con nên kết hợp phun chế phẩm sinh học EMINA-P trừ bệnh và chế phẩm sinh học BT trừ rệp sáp, sâu hại cho vườn cà phê giúp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả.
Ngăn chặn bệnh thối rễ cà phê bằng chế phẩm vi sinh vật EMINA sẽ giúp bà con kiểm soát bệnh hiệu quả, bền vững, không gây hại đến con người và môi trường.
Xem thêm:
Cách phòng và trị bệnh thán thư trên cây cà phê
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Emi Nhật Bản
Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội
Hotline: 024 3640 8795
Website: eminhatban.vn