MỤC LỤC
Cây chôm chôm là giống cây trồng phổ biến ở khu vực Đông Nam Á. Ở Việt Nam, chôm chôm được tròng chủ yếu ở các tỉnh thuộc nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Đây là giống cây trồng có giá trị kinh tế rất cao.
Tuy nhiên cây chôm chôm rất dễ bị mắc bệnh, đặc biệt là bệnh phấn trắng– một bệnh hại phổ biến nhất trên cây chôm chôm, nhất là trong mùa mưa, bệnh càng phát triển mạnh. Nếu không phòng trừ kịp thời năng suất có thể giảm trầm trọng.
Bài viết này sẽ cung cấp đến quý bà con thông tin về bệnh phấn trắng cũng như cách phòng trừ bệnh hiệu quả nhất.
Bệnh phấn trắng trên cây chôm chôm- nguyên nhân do đâu?
Bệnh phấn trắng do nấm Odium sp gây ra. Chúng gây hại trên các bộ phận còn non như cành non, lá non, trái non và chùm bông. Tuỳ thời điểm mà chúng gây hại trên bộ phận nào nhiều hơn. Tuy nhiên, thể hiện rõ nhất và ảnh hưởng nhiều nhất tới năng suất thường vẫn là khi chúng gây hại trên bông và trái.
Bệnh này có liên quan chặt chẽ với độ ẩm không khí. Thường thì cây ra bông kết trái vào các khoảng tháng 1 và tháng 2 Dương lịch (theo mùa thuận), trời âm u, ít nắng, ẩm độ không khí rất cao, rất thuận lợi cho bệnh phát sinh, phát triển và gây hại. Trong điều kiện thuận lợi nấm có khả năng gây hại tới 90%.
Vì sao bệnh phấn trắng trên cây chôm chôm có tên gọi khác là bệnh “râu kẽm”?
Bệnh phấn trắng gây ảnh hưởng tới các bộ phận khác nhau của cây như:
- Trên lá non: Trên bề mặt lá bị bao phủ bởi một lớp phấn nấm màu trắng xám. Nấm phát triển trên cả hai mặt lá, làm cho lá bị xoăn, còi cọc và cuối cùng là chết khô.
- Trên hoa: Cả hoa bị bao phủ lớp nấm trắng xám như trên lá. Hoa cũng bị khô đen và rụng đi. Nếu bị nặng cả chùm hoa sẽ biến thành màu nâu, khô cháy. Từ những bông hoa bị bệnh, nấm sẽ lây lan sang trái non và cứ thế lây tiếp sang trái lớn.
- Trên trái non: Bệnh làm cho trái phát triển kém, bị biến dạng sau đó tham đen rồi chuyển sang khô và đeo bám ngay trên chùm.
- Với những trái lớn khi mới bị bệnh tấn công hoặc những trái bị nhiễm bệnh nhẹ thì trái không lớn được do không có cơm (bị lép) hoặc cơm ít và gai không phát triển được rồi chuyển sang màu nâu đen. Vì thế bà con thường gọi bệnh này bằng cái tên rất hình tượng đó là bệnh “râu kẽm”. Trên trái có 1 lớp phấn trắng xám phủ cả gai và phần xanh của trái. Nếu bị hại nặng có thể toàn bộ các trái bị 1 lớp phấn này bao phủ, chóp gai thối đen, trái thối ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất và thu nhập của nhà vườn.
Làm thế nào để phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây chôm chôm hiệu quả?
Qua quan sát thực tế, cho thấy những vườn chôm chôm thường trồng quá dày, cây giao tán nhiều, tán lá xum xuê rậm rạp, làm cho vườn cây bít bùng không thông thoáng, dẫn đến độ ẩm không khí trong vườn tăng cao, thường bị bệnh gây hại rất nặng so với các vườn khác và cũng rất khó phòng trừ.
Về phòng trị bà con có thể áp dụng một số biện pháp chính sau đây:
- Trồng cây với mật độ vừa phải, tránh trồng xen quá nhiều cây.
- Sau thu hoạch cắt tỉa cành già cỗi, cành mang bệnh, phát tỉa hoa, trái bị khô đen, nhiễm bệnh của những vụ trước.
- Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện sớm và phun thuốc diệt trừ bệnh ngay. Từ khi đọt lá non ra rộ trở đi đến khi trái lớn là giai đoạn cần chú ý. Một khi bệnh đã lây lan rộng thì hiệu quả trị bệnh sẽ không cao.
- Bón phân chuồng hoai mục, làm đất thật kỹ. Phun chế phẩm sinh học EMINA đổ gốc để cung cấp vi sinh vật giúp tiêu diệt nấm gây hại ngay từ trong đất và giúp nhanh phân huỷ các thành phần khó tiêu trong đất.
- Cả vụ thuận và vụ nghịch, phun chế phẩm sinh học trừ bệnh EMINA-P ngay từ giai đoạn cây con hoặc ngay sau khi thu hoạch xong, để tạo một hàng rào vi sinh vật bao phủ toàn bộ các bộ phận của cây, không cho nấm bệnh có cơ hội tấn công.
Liều lượng phun phòng bệnh là 250ml EMINA-P cho 1 bình 20 lít nước phun trực tiếp cho cây. Phun định kỳ 7-10 ngày/ lần.
Khi phát hiện cây có dấu hiệu chớm bệnh, bà con phun liều cao là 350ml EMINA-P cho 1 bình 20 lít nước. Phun định kỳ 5-7 ngày.
Có thể phun cùng chế phẩm sinh học trừ sâu BT-EMI để phòng trừ các loại sâu hại.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Emi Nhật Bản
Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội
Hotline: 024 3640 8795
Website: eminhatban.vn
Tham khảo các bài viết khác về nông nghiệp, bà con truy cập nhóm:
https://www.facebook.com/groups/nhanongkhongdunghoachat/