MỤC LỤC
Bệnh rận cá (hay còn gọi là Fish Lice) là một trong những loại bệnh thường gặp ở cá Koi.
Triệu chứng phát hiện bệnh rận ở cá Koi
- Rận cá thường sống ký sinh trên thân, da, vây, mang cá và xoang miệng của cá Koi.
- Rận thường sẽ đốt cá vào ban đêm, chổ rận cá bám vào thường gây ra những vết màu trắng.
Bệnh rận ở cá Koi
- Cá bơi nhảy cách thất thường, thường cạ mình vào đáy của hồ do bị ngứa.
- Rận cá sẽ bám vào cơ thể của Koi để hút máu và chất dinh dưỡng, tiết chất độc.
- Cá bị tổn thương, sưng đỏ lên, sau đó cá sẽ khiến cá gầy đi, sức yếu, tạo điều kiện cho các loại ký sinh trùng, vi khuẩn và các loại nấm khác xâm nhập vào gây bệnh.
- Nếu để phát bệnh lâu ngày sẽ khiến cá chết.
Nguyên nhân gây bệnh rận ở cá Koi
Bệnh rận cá là do một loại trùng (rận) có tên khoa học là Argulus. Argulus là ký sinh trùng vòng giáp xác khác, và to khoảng 1cm.
Bệnh rận ở cá Koi
- Chúng có một giác hút với phần miệng giống như kim, chúng bám vào cá Koi và tiêm một chất độc.
- Rận cá là loại kí sinh trùng có hình đĩa tròn.
- Chúng sẽ tấn công cá Koi bằng cách sử dụng những kim tiêm phía dưới da của chúng chọc thủng phần da của cá Koi để hút máu và các chất dinh dưỡng trong cơ thể của cá Koi.
- Điều này sẽ gây kích ứng mạnh với cá Koi và có thể khiến cá Koi bị nhiễm khuẩn.
Tác hại của bệnh rận ở cá Koi
Nếu bệnh rận cá lây nhiễm qua mang cá sẽ gây tổn thương nặng và thường khiến cá tử vong, sẽ gây thiệt hại lớn cho những người nuôi cá Koi.
Thời điểm phát sinh bệnh rận ở cá Koi
Bệnh rận cá xuất hiện quanh năm. Rận cá thường ký sinh trên nhiều loại cá nuôi, đặc biệt là ở cá Koi.
Cách phòng ngừa bệnh rận ở cá Koi
Chúng ta sẽ sử dụng các phương pháp phòng bệnh chung để phòng bệnh cho cá Koi.
- Cần thường xuyên thay nước sạch cho ao nuôi và tẩy dọn ao hồ nuôi cá Koi sạch sẽ.
- Té vôi bột định kỳ 1lần/tuần.
- Thường xuyên tắm cho cá Koi bằng nước muối loãng để phòng ngừa bệnh rận cá.
Cách điều trị bệnh rận ở cá Koi
- Để xử lý, chúng ta nên dùng nhíp gắp những rận cá ra sau đó thoa vào vết thương cho cá Koi thuốc Tetra của Nhật Bản hoặc thuốc tím để sát trùng cho cá.
- Ở vùng đồng bằng sông Hồng, chúng ta có thể sử dùng lá xoan băm hơi nhuyễn hoặc cũng có thể bó lá xoan thành những bó nặng từ 10 – 15kg sau đó dìm xuống ao nuôi cá Koi theo liều lượng tốt nhất là 40 – 50kg/sào.
- Sử dụng chế phẩm sinh học EMINA giúp bổ sung cho nước của ao nuôi cá những vi sinh vật có lợi và ức chế sự sinh trưởng của những loại virus, vi khuẩn có hại, điều tiết những thành phần có ở trong nước như các loại thức ăn dư thừa, các loại chất hữu cơ, độ pH. Men vi sinh EMINA giúp tăng sức đề kháng cho cá koi, giúp phòng chống mắc các bệnh gây hại.
Có thể bạn quan tâm:
Cách điều trị bệnh đốm đỏ ở cá Koi
Cách phòng trị bệnh nấm thủy mi ở cá Koi
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty cổ phần Emi Nhật Bản
Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội
Hotline: 0243 640 8795
Website: eminhatban.vn