Các kiểu làm giàn chanh dây: giàn truyền thống

MỤC LỤC

Chanh dây thuộc họ cây thân leo, cây leo rất khỏe, ưa sáng và tốc độ phát triển nhanh nên cần phải làm giàn cho cây chanh leo.

Giàn cho chanh leo là một khâu quan trọng, nhất là với bà con nông dân đang trồng chanh leo làm cây kinh tế trọng điểm. Giàn chanh leo sẽ ảnh hưởng mạnh đến việc cây chanh leo sinh trưởng, phát triển vòm tán lá và khả năng cho quả.

Giàn cho chanh leo có nhiều kiểu, mỗi kiểu lại có kỹ thuật khác nhau. Hôm nay EMI NHATBAN xin với thiệu với bà con những kiểu làm giàn phổ biến, dễ làm và hiệu quả.

Giàn chanh leo truyền thống (giống với giàn trồng bí bầu)

Giàn chanh leo chữ T

Giàn chanh leo thẳng đứng hay còn gọi là giàn chữ I

Những kiểu giàn trên đây đã được kiểm chứng hiệu quả. Mỗi kiểu đểu có ưu điểm và nhược điểm riêng. Hiệu quả của giàn còn tùy thuộc vào địa thế địa hình đất đai, cách bà con trồng xen canh hay chuyên canh, và còn phụ thuộc vào hạn mức ngân sách đầu tư nữa. Bà con cân nhắc và chọn cho mình kiểu giàn phù hợp nhất nhé.

Giàn chữ T
Giàn chữ T

Giàn chanh leo kiểu truyền thống

Cách làm:

Đúc cọc bê tông, có thể dùng cọc tre hoặc gỗ tạp làm cọc xen kẽ với cọc bê tông. Đường biên (hàng ngoài cùng) buộc phải là cọc bê tông 100% vì phải néo cọc.

Sơ đồ phân bố: khoảng cách coc/cọc, hàng/hàng là 5m

Cọc bê tông có kích thước: cao 2,5 đến 3m, cốt thép (chịu lực cao). Khi chôn, cọc nằm sâu 50 cm, giàn sẽ cao khoảng 2-2,5m.

Cọc tre hoặc học gỗ tạp được đan xen để chống đỡ giàn, nên chôn để tăng độ chắc chắn cho giàn vào mùa mưa bão. Phần chân cọc nên sơn hoặc nhúng thuốc chống mối mọt để tăng độ bền chắc cho giàn.

Sau khi đã bố trí xong cọc cho giàn, ta bắt đầu tiến hành việc giăng kẽm trên đầu cọc.

Dây kẽm được sử dụng là loại kẽm 4 li và kẽm 1-2 li.

Kẽm 4 li dùng làm dây căng xung quanh và căng nối các đầu cọc.

Kẽm 1-2 li dùng làm dây căng đan nội vùng bên trong tạo thành những ô vuông 50cmx50cm.

Giàn truyền thống có những ưu điểm sau:

Với những hộ nông dân đã từng trồng tiêu trên đất vườn của mình, nay đã chuyển dịch sang trồng chanh leo, thì có thể tận dụng các trụ tiêu cũ để làm giàn trồng chanh leo.

Địa hình đất bằng phẳng và vuông vắn rất phù hợp cho giàn chanh leo kiểu truyền thống.

Kiểu giàn này dễ thi công, đơn giản, không cần phải tính toán nhiều phức tạp.

Giàn truyền thống
Giàn truyền thống

Nhưng giàn truyền thống cũng có những nhược điểm:

Khó trồng xen canh thêm các loại cây khác trong vườn trồng chanh leo, vì giàn truyền thống che phủ rộng và dày, bên dưới giàn thiếu ánh sáng mặt trời.

Giàn truyền thống tạo ra 2 vùng không gian riêng biệt, vùng trên giàn và vùng dưới giàn. Khi thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu bệnh thì phần trên giàn nằm trên đầu người nên hầu như không xử lý được.

Tỷ lệ quả đạt được không cao, chỉ tầm 60-7-%, chất lượng quả cũng bị ảnh hưởng nhiều.

Vì để tiết kiệm, giàn được dùng các vật liệu tự nhiên như tre và cây tạp, nên độ chắc chắn không cao. Hơn nữa giàn được đấu nối neo cọc với nhau, nên nếu sập thì sẽ ảnh hưởng nguyên cả giàn. Khả năng sập giàn cũng khá cao.

Giàn truyền thống là kiểu giàn dễ thực hiện, dễ thi công, có thể tận dụng lại các nguyên vật liệu nông nghiệp cũ, chi phí thấp, nhưng hiệu quả về chăm sóc, thu hoạch không cao. Đây là giàn có hiệu quả kinh tế thấp nhất.

Bà con nên suy xét cẩn thận và tham khảo thêm các loại giàn khác để quyết định cho phù hợp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *