MỤC LỤC
Tên gọi
- Miền Bắc: cà tím
- Miền Nam: cà dái dê
- Danh pháp hai phần: Solanum melongena
- Là một cây thuộc họ Cà, có quan hệ họ hàng với cà chua, khoai tây, cà dừa, cà pháo
- Cà tím được sử dụng làm một loại rau trong ẩm thực
Đặc điểm của cây cà tím
- Cà tím là cây một năm, cao ừ 40-150cm
- Cây cà tím có gai, với các lá lớn thùy thô, dài từ 10-20cm vả rộng từ 5-10cm
- Hoa màu trắng hoặc tía, với tràng hoa năm thùy và các nhị hoa màu vàng
- Quả cà tím là loại quả mọng nhiều cùi thịt, đường kính nhỏ hơn 3cm đối với các cây mọc hoang dại nhưng lớn hơn nhiều ở các giống trồng. Quả chứa rất nhiều hạt nhỏ và mềm
- Gọi là cà tím không phải phải do màu sắc vì có loại cà tím màu khác không phải màu tím
Khi cây cà tím ra hoa
Những lợi ích thần kỳ của cà tím
- Nuôi dưỡng não và cải thiện tuần hoàn: chất phytonutrients trong vỏ cà tím giúp cải thiện lưu lượng máu chảy vào não. Vì vậy khi mua mọi người nên chọn những quả cà tím có vỏ đẹp càng ngon thì càng nhiều chất dinh dưỡng.
- Phòng chống ung thư ruột già: lượng chất xơ trong cà tím rất lớn. Vì vậy, ăn cà tím sẽ giúp những ai bị táo bón tránh được bệnh này và giúp cơ thể hấp thu thức ăn hiệu quả hơn.
- Phù hợp với người ăn kiêng: những ai đang muốn ăn kiêng thì nên lựa chọn cà tím vì chúng chứa rất nhiều chất xơ và ít calo nên sẽ tạo cảm giác no mỗi khi ăn.
- Chứa sắt và canxi: cà tím chứa hàm lượng canxi và sắt rất nhiều nên mọi người, đặc biệt là trẻ em cần khuyến khích ăn nhiều cà tím rất tốt cho cơ thể.
- Phù hợp với người bị tiểu đường: hàm lượng carbohydrate hòa tan thấp trong cà tím cũng như lượng chất xơ cao giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh tiểu đường.
- Giảm hàm lượng cholesterol: khi nấu cà tím ở nhiệt độ không quá 200 độ dẽ giúp làm giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể, giúp duy trì hệ thống tim mạch và máu.
- Duy trì huyết áp: Vỏ và thịt của cà tím chứa đầy flavonoid quan trọng có thể giúp ổn định huyết áp và giảm căng thẳng.
- Tăng cường mạch máu: hàm lượng vitamin K cao trong cà tím giúp ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu.
- Tăng sức đề kháng: ăn cà tím thường xuyên giúp cơ thể chống lại được nhiều bệnh tật như bệnh tim, bệnh ung thư…và tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể vì trong quả cà chứa rất nhiều chất chống oxy hóa.
Kỹ thuật trồng cà tím siêu lợi nhuận
Thời vụ
- Vụ Đông Xuân: trồng từ tháng 9 đến tháng 3 dương lịch năm sau
- Vụ Hè Thu: từ tháng 4 đến tháng 7
Cách chọn giống
- Chọn giống sạch bệnh hoặc có khả năng chống bệnh cao
- Lượng hạt giống gieo trồng: 30-40g đối với 1.000m2
- Ngâm hạt giống với nước ấm có pha với phân bón lá, sau khoảng 3-4 giờ vớt ra để tháo nước rồi ủ, sau đó mới đem gieo
- Gieo hạt: gieo cà tím qua liếp ương, sau đó mang cây non ra ruộng trồng. Sau khi gieo hạt, nên phủ 1 lớp đất mỏng đã trộn phân chuồng hoai, phía trên phủ một lớp rơm mỏng và tưới đủ ẩm.
- Trước khi nhổ cây cần tưới ướt đất bằng phân DAP pha loãng (30g/10lít nước).
Cách làm đất trồng cây cà tím
- Cà tím là loại cây dễ trồng nên có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau
- Cần phải nhặt sạch cỏ dại, các tàn dư của các vụ trước để tránh nấm bệnh. Cày bừa đất kỹ, có thể đảo đất và phơi ải 20-30 ngày để đất thông thoáng, giúp cây sinh trưởng tốt, đồng thời hạn chế sâu bệnh cư trú trong đất.
- Xử lý đất theo công thức: lượng bón 50kg vôi, 60kg tro bếp cho 1.000m2 , cần xử lý đất khoảng 20 ngày trước khi trồng.
- Nếu trồng trong mùa mưa: cần chọn giống có khả năng chống chịu mưa, để hạn chế đất bắn lên lá và sâu bệnh hại cho cây bà con cần phủ rơm hoặc dùng lưới nilon bao phủ cho ruộng.
- Vụ Đông Xuân không cần liên liếp, nhưng đối với vụ khác cần được vun cao 20-25cm.
- Nếu đất đã trồng các cây họ cà như: ớt, cà chua…thì không nên trồng cà tím trên đất này, và cũng không nên trồng liên tục nhiều cà tím trên cùng 1 chân đất.
Khoảng cách trồng
- Trên liếp ươm nên gieo theo hàng với khoảng cách 2x2cm.
- Trên liếp trồng: trong mùa mưa trồng thưa với khoảng cách 1,5×0.8 m, mùa nắng trồng dày hơn, với khoảng cách 1,2×0,6 m. Không nên trồng quá dày vì ruộng cà thông thoáng sẽ giúp cây sinh trưởng tốt, hạn chế sâu bệnh phát triển.
- Có thể trồng xen với cây tỏi hoặc các loại rau khác họ ngắn ngày vào giữa 2 hàng cà tím.
Cách bón phân
- Lượng phân cần bón là 1 tấn phân hữu cơ sinh học Better HG 01, 50 kg Better NPK 16-12-8-11+TE (tính cho ruộng 1.0002)
Cách bón
Bón lót: Toàn bộ phân hữu cơ Better và Better NPK 16-12-8-11+TE trộn đều.
Bón thúc:
- Lần 1 (7-10 ngày sau trồng): 5 – 7kg Better NPK 16-12-8-11+TE
- Lần 2 (25-30 ngày sau trồng): 10kg Better NPK 16-12-8-11+TE kết hợp vun 1 bên mép.
- Lần 3 (45-50 ngày sau trồng): 10kg Better NPK 12-12-17-9+TE kết hợp vun mép còn lại.
- Lần 4: sau thu hoạch đợt quả đầu tiên bón 5 -7 kg Better NPK 12-12-17-9+TE
Cách phòng trừ sâu bệnh
- Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ, nhặt bỏ các quả thối hoặc quả bị sâu bệnh
- Luân canh với cây trồng khác họ cà
- Sử dụng chế phẩm sinh học giúp tăng sức đề kháng cho cây, chống lại các sâu bệnh hại và giúp tăng năng suất cây trồng
Thu hoạch
- Khi quả đã lớn đẫy, căng đều và vỏ bắt đầu chuyển từ màu tím sang màu tím nhạt là lúc có thể thu hoạch được
- Cách 3-4 ngày thu hoạch 1 lần
- Không nên để quả quá già dẫn đến kém chất lượng khiến giá trị giảm