Tại sao chăn nuôi trùn quế (giun quế) lại phổ biến đến vậy?

MỤC LỤC

Những điều cần biết về trùn quế (hay giun quế)

Khái niệm

Trùn quế (hay có tên gọi khác là giun quế hay giun đỏ) có tên khoa học là Perionyx excavatus), chúng thuộc nhóm Trùn ăn phân; thường sinh sống trong môi trường có nhiều chất hữu cơ đang phân huỷ. Trong tự nhiên loài này ít tồn tại với quần thể lớn và gần như không có khả năng cải tạo đất trực tiếp như một số loài trùn địa phương sinh sống trong đất.

Đặc điểm sinh học

Trùn quế là một trong những giống trùn đã được thuần hoá, nhập nội và đưa vào nuôi công nghiệp với các quy mô vừa và nhỏ. Hệ thống bài tiết của loài này rất kì diệu, thức ăn sau khi qua hệ thống tiêu hoá với nhiều vi sinh vật sống cộng sinh, chúng thải phân ra ngoài và những vi sinh vật cộng sinh có ích trong hệ thống tiêu hoá này cũng theo phân ra khỏi cơ thể giun.

Giun quế sinh sản rất nhanh, nhưng lại là loài rất nhạy cảm; chúng có phản ứng mạnh với ánh sáng, nhiệt độ và biên độ nhiệt cao, độ mặn và điều kiện khô hạn. Nhiệt độ thích hợp cho loài này là 20-27 độ C; độ ẩm 60-70%.

Trùn quế (giun quế) là gì?
Trùn quế (giun quế) là gì?

Những lý do khiến “nghề” nuôi giun quế hiện nay đang rất được ưa chuộng 

Lợi ích

Giun đỏ nhiều năm nay được giới chuyên gia đánh giá là có lợi ích toàn diện: từ lợi ích với động vật, thực vật, con người và cả môi trường. Dưới đây là một số lợi ích từ trùn khiến ngành nuôi trùn đang là một trong những ngành hot tới thời điểm hiện tại:

Thành phần dinh dưỡng của con trùn quế khá cao, protein chiếm 68-70% nên loài này được xem là nguồn dinh dưỡng bổ sung quý giá cho các loài gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản. Một lợi ích tuyệt vời  hơn là loài này đem lại nhiều chất kích thích sinh trưởng tự nhiên cho vật nuôi mà không một loại thức ăn tự nhiên nào có thể mang lại được.

Bên cạnh đó, phân trùn là loại phân hữu cơ sinh học có hàm lượng dinh dưỡng cao, thích hợp cho nhiều loại cây trồng mà không gây ra tình trạng xót cây; đặc biệt thích hợp bón cho các loại hoa, cây cảnh, vườn ươm,… Lý do bởi vì trong phân của loài này chứa quần thể vi sinh vật , mùn thúc đẩy cây phát triển tốt. Hiện nay thì phân trùn được sử dụng cho cả mục đích giúp cây trồng nảy mầm, kích thích sự mọc rễ và tăng cường dinh dưỡng; lại có thể kiểm soát được phần nào sâu bệnh hại trên cây trồng.

Với đất, các chất trong phân giúp cải thiện chất lượng đất và tăng cường khả năng giữ nước.; là yếu tố quan trọng tăng năng suất thu hoạch cho cây trồng.

Với con người; theo nhiều nghiên cứu thì giun quế có thể sử dụng để làm thuốc chữa các bệnh liên quan tới tim mạch, khớp, đường huyết,… Thuốc từ trùn sẽ giúp tăng cường tuần hoàn máu, ổn định huyết áp; khắc phục tình trạng biếng ăn, còi xương ở trẻ nhỏ.

Kiếm chục triệu mỗi tháng nhờ chăn nuôi trùn. 

Với nhiều lợi ích trên, trùn quế sinh khối đang có mức giá là 20.000-60.000 đồng/kg; giá thành phẩm là 40-80 nghìn đồng và giá phân là từ 3.000-6.000 tuỳ khu vực và chất lượng của trại.

Tâm sự từ anh Vinh (Tiền Giang) “Chỉ cần 100 m2 mỗi tháng, bà con có hơn 100kg trùn sinh khối và thịt; vài tấn phân trùn thì thu nhập đã đến hàng chục triệu đồng. Ngoài ra tận dụng nguồn phân trùn để làm phân bón cho cây tăng thu nhập” Hiện tại, với hơn 100 ha nuôi trùn, anh Vinh đang kiếm được hơn 3 tỉ đồng/ tháng.

Mô hình nuôi trùn quế (giun quế) kiếm hàng chục triệu mỗi tháng
Mô hình nuôi trùn quế (giun quế) kiếm hàng chục triệu mỗi tháng

Có thể bạn quan tâm:

Tác dụng của dịch trùn quế và hướng dẫn cách tự làm dịch trùn quế

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.vn

Tham khảo các video khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.youtube.com/@EMINhatBan

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *