Cách ngăn chặn bệnh vàng lá thối rễ cây có múi

MỤC LỤC

Bệnh vàng lá thối rễ cây có múi là một trong những bệnh điển hình mà nhà nông trồng cây cam, quýt, bưởi… thường xuyên gặp phải đặc biệt trong mùa mưa. Bệnh phát triển nhanh chóng, làm cây vàng, rụng, chết hàng loạt khiến người nông dân lao đao.

Vậy cách kiểm soát vàng lá thối rễ trên cây có múi như thế nào,  hãy để EMI Nhật Bản giải đáp cho bạn.

Nguyên nhân

Bệnh vàng lá thối rễ cây có múi do nhiều loại nấm bệnh tồn tại trong đất gây nên bao gồm Fusarium, Pythium, Phytopthora, Rhizoctonia…

Bệnh xảy ra trong vườn ít chăm sóc, bón quá nhiều phân bón hoá học, đất khô cứng, có độ pH thấp, thiếu vi lượng tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển khi gặp thời tiết thuận lợi.

Ngoài ra, ở những vườn có tuyến trùng gây hại, chúng chích hút tạo vết thương hở, từ đó nấm hại dễ xâm nhập. 

Trị bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi cần can thiệp kịp thời, tránh để tình trạng kéo dài vì nấm lây lan tốc độ rất nhanh. Khi toàn vườn bị héo vàng toàn bộ thì rất khó cứu chữa.

Bệnh vàng lá thối rễ cây có múi
Bệnh vàng lá thối rễ cây có múi

Dấu hiệu nhận biết bệnh vàng lá thối rễ cây có múi

Khi bệnh mới xuất hiện, gân lá có màu vàng nhạt, phiến lá ngả màu vàng cam và dễ rụng. Chất lượng trái kém và bị rụng sớm. 

Nhánh cây bị bệnh hướng nào thì rễ cũng thường bị thối ở hướng đó. Bộ rễ bị thối từ rễ nhỏ lan dần vào trong rễ lớn. Đối với những loại nấm bệnh khác nhau thì rễ sẽ thối khác nhau.

Rễ bị thối có màu nâu vỏ rễ tuột ra khỏi phần gỗ, bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái. Rễ mất khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng nuôi cây từ đó làm cành bị chết khô là do nấm Fusarium solani. Khi bị bệnh nặng, tất cả rễ đều bị thối đen và chết, cuối cùng là chết toàn cây. 

Thối rễ cam do nấm Fusarium

Đối với nấm Phytophthora, vết bệnh thường xuất hiện ở phần gốc gần mặt đất. Phần mô bị bệnh hơi lõm vào, có màu nâu, sũng nước và lây lan nhanh chóng. Khi vết bệnh lan rộng, bộ rễ của cây bị thối đen (thối ướt) và có mùi.

Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng lẻ tẻ, thường phát triển thành dịch vào đầu mùa nắng, tháng 11 & 12 dương lịch hằng năm. Cây chết hàng loạt vào tháng 1 đến tháng 3 năm sau và có thể tiếp tục kéo dài trong mùa mưa năm sau…

Cây thường bắt đầu chết vì bệnh thối rễ từ năm thứ 3 cho đến năm thứ bảy trở về sau, tuỳ cách canh tác của từng vườn. Bên cạnh đó, bệnh vàng lá Greening làm cây càng suy yếu nhanh hơn và mức độ thiệt hại lớn gấp nhiều lần. 

Cách ngăn chặn bệnh vàng lá thối rễ cây có múi

Chế phẩm sinh học EMINA giải pháp cho bệnh vàng lá thối rễ cây có múi

Sử dụng chế phẩm sinh học EMINA tưới gốc; sản phẩm có chứa các vi sinh vật đối kháng, khống chế nấm Fusarium và các loại nấm Pythium cũng như Phytopthora gây bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi.

Chế phẩm sinh học EMINA cũng được bổ sung vi khuẩn tía, một loài vi sinh vật kích thích rễ phát triển mạnh. 

Đồng thời bổ sung vi khuẩn Bacillus Subtilus giúp phân giải phân hữu cơ để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Vì vậy, tưới gốc cho vườn cây có múi bằng chế phẩm EMINA không chỉ giải quyết được bệnh vàng lá thối rễ mà còn giúp cải tạo đất, phân giải phân hữu cơ và củng cố bộ rễ khỏe hơn.  

Vườn Cam sử dụng chế phẩm sinh học EMINA tại Nghĩa Đàn, Nghệ An
Vườn Cam sử dụng chế phẩm sinh học EMINA tại Nghĩa Đàn, Nghệ An

Kiểm soát bệnh:

Dừng bón phân đặc biệt là phân bón hoá học giàu đạm. Khi rễ cây đang bị tổn thương thì việc bón thêm dinh dưỡng sẽ làm rễ không hấp thu được phân bón, gây lãng phí và tạo điều kiện cho nấm hại phát sinh.

Rải vôi trong vườn khoảng 1 tuần trước khi tưới vi sinh. Vôi sẽ có tác dụng nâng cao độ pH, ngăn cản môi trường phát triển của nấm bệnh.

Pha vi sinh theo tỷ lệ: 1 lít chế phẩm sinh học EMINA với 50 lít nước tưới cho cây, sau 7 ngày tưới thêm 1 lần.

Kiểm soát bệnh vàng lá thối rễ cây có múi bằng chế phẩm sinh học EMINA
Kiểm soát bệnh vàng lá thối rễ cây có múi bằng chế phẩm sinh học EMINA

Phòng bệnh vàng lá thối rễ cây có múi

Pha 1 lít chế phẩm EMINA với 100 lít nước tưới cho 10 cây. Chu kỳ 45 ngày 1 lần. Lần 1 sau khi bón phân chuồng đầu vụ, các lần tiếp theo cách nhau 45 ngày. 

Tăng cường bón phân hữu cơ, phân đạm tự ủ thay thế phân bón hoá học, phun kiểm soát bệnh hại thân lá bằng chế sinh học EMINA-P dành cho cây ăn quả và chế phẩm sinh học BT giúp phòng trừ sâu hại.

Kết hợp cùng việc để cỏ trong vườn, cỏ sẽ có tác dụng giảm tuyến trùng hại cây, phân giải các hợp chất hữu cơ thành phân bón giúp tiết kiệm chi phí và cải tạo đất trồng.

Xem thêm: Tại sao nên để cỏ trong vườn

Việc chuyển đổi canh tác theo hướng hữu cơ sinh học đang chứng minh cho thấy tính hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh vàng lá thối rễ cây có múi. Đồng hành cùng EMI Nhật Bản rất nhiều vườn cam tại Cao Phong, Nghệ An và Gia Lai chuyển mình.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

Công ty Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *