MỤC LỤC
Ngoài những loại bệnh thông thường hay thấy như bệnh thối nhũn lá, bệnh vàng lá, trên cây hành còn thường bị bệnh than đen. Mặc dù đây không phải là một bệnh hiếm gặp, tuy nhiên nhiều bà con nông dân mới bước vào nghề trồng hành vẫn bị hoang mang lo lắng khi thấy những triệu chứng xuất hiện trên cây hành mình trồng.
Với những chuyên gia hàng đầu trong ngành và nhiều năm kinh nghiệm, công ty EMI NHẬT BẢN xin được tư vấn những thông tin về cách phòng ngừa và trị bệnh thanh đen trên cây hành chi tiết và cụ thể nhất.
Công ty chúng tôi cổ động cho phương pháp nông nghiệp kỹ thuật cao, xanh, sạch, an toàn cho người và môi trường.
Bệnh than đen là bệnh gì?
Bệnh than đen hay còn gọi là thán đen hay phấn đen, là tên gọi được sử dụng chung để gọi các loại bệnh gây ra do một loại nấm tên là Urocystis cepulae.
Triệu chứng của bệnh than đen trên cây hành:
Những triệu chứng thường thấy nhất của bệnh này đó là chúng ta sẽ thấy trên lá hành, trên thân cây hành hoặc trên củ hành xuất hiện những vết, dải sọc đen chạy dọc theo thân lá hoặc trên củ.
Những bệnh do nấm Urocystis cepulae gây ra có cùng những đặc điểm chung gần giống như nhau: hầu hết các bộ phận trên cây nấm bị bệnh như rễ, củ, thân, lá, hoa đều bị nấm phá hủy. Thành phần của cây hành bệnh sẽ hóa thành một loại bột đen như bột than, khi bóp vào sẽ vỡ vụn.
Khối bột than đen đó chính là những bào tử hậu của nấm.
Nguyên nhân của bệnh than đen
Như đã trình bay ở trên, nguyên nhân chính là do nấm Urocystis cepulae gây ra.
Cách thức lây lan và phát triển bệnh than đen
Nguyên nhân chính yếu dẫn đến cây hành bị nhiễm bệnh là do vùng nguyên liệu có chứa bào tử nấm.
Những vùng trồng hành không được xử lý đất tốt sau khi thu hoạch và trước khi gieo trồng vẫn còn chứa những bào tử nấm. Nấm vẫn lưu tồn trong đất, và nhanh chóng tấn công vào cây con rất sớm, ngay khi cây hành còn chưa nhú khỏi mặt đất.
Nấm thâm nhập vào cây non, vùng nhiễm bệnh sẽ lan từ phần tử diệp cho đến các lá thật của cây hành. Vết bệnh than đen sẽ chạy dọc theo thân và lá tạo thành sọc màu đen nằm dưới lớp biểu bì. Vết bệnh bị trương phồng lên, dễ dàng quan sát thấy bằng mắt thường.
Không chỉ gây hại ngay trên cây hành đang sinh trưởng, nguy hại hơn, bệnh thán đen còn có thể gây hại nặng nề cho thành phẩm ngay trong giai đoạn sau thu hoạch ở hành củ. Bệnh sẽ làm cho lớp biểu bì ngoài cùng của củ hành xuất hiện những sọc đen, và sau đó tiếp tục lan dần dần ra. Củ hành bệnh sẽ bị teo tóp lại, nhất là giai đoạn tồn trữ. Điều này dẫn đến củ hành mất chất lượng, bán không được hoặc giá thành kém. Người nông dân trồng hành sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng.
Những điểm trên cho thấy rằng bệnh than đen là cực kỳ nguy hiểm và gây tác hại nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người nông dân.
Vì vậy, cần phải lưu ý và xử lý bệnh than đen nhanh chóng, hiệu quả và lâu dài.
Phương cách phòng ngừa và trị bệnh than đen trên cây hành
EMI với nhiều năm kinh nghiệm trong việc xử lý các loại bệnh trên cây hành, xin gửi đến những kiến thức nông nghiệp cần thiết như sau:
Để phòng trừ bệnh thán đen, giai đoạn xử lý đất và xử lý hạt giống là quan trọng nhất.
Vùng nguyên liệu cần được xử lý cẩn thận trước khi gieo trồng và sau khi thu hoạch. Trong giai đoạn này, bà con nông dân nên ưu tiên sử dụng chế phẩm sinh học xử lý môi trường, giúp cho đất được xử lý tốt nhất mà vẫn thân thiện và có lợi cho môi trường cùng hệ sinh vật.
Đối với giống cây hành, cần lựa chọn cẩn thận những giống không có bệnh, mầm bệnh. Có thể xử lý giống bằng các loại thuốc trị nấm, tốt hơn là nên dùng nước nóng khoảng 45 độ C để vệ sinh giống. Hoặc có thể chọn loại giống kháng bệnh.
Tiêu hủy tất cả tàn dư của cây bệnh triệt để, không để lại tàn lưu trên vùng nguyên liệu.
Với những biện pháp trên, bà con nông dân sẽ hạn chế được bệnh than đen trên cây hành.
Việc chăm sóc cây trồng bằng các chế phẩm sinh học cho cây hành sẽ giúp cây tăng trưởng mạnh, khỏe, kháng bệnh tốt, giúp bà con nông dân giảm bớt các hoạt động phòng trị bệnh và chi phí.