MỤC LỤC
Lúa là một loại nông sản chính đem lại nguồn thu nhập lớn cho bà con trồng lúa. Ngoài ra, trên thị trường thế giới, lúa là mặt hàng nông sản có giá trị xuất khẩu cao, có vai trò khẳng định vị thế của nước ta với các nước lân cận khác.
Tuy nhiên, bên cạnh sự thành công đó, bà con đã trải qua rất nhiều loại sâu bệnh hại gây hại trên cây lúa, thậm chí là phá sản do loại cây trồng này, nhất là sâu đục thân gây hại trên cây lúa.
Thấu hiểu nỗi lo đó, chúng tôi chia sẻ cho bà con tất cả các kiến thức cần thiết về sâu đục thân gây hại trên cây lúa để bà con có thể nắm vững và tiêu diệt được sâu đục thân một cách hiệu quả nhất.
Dấu hiệu phát hiện sâu đục thân trên cây lúa
Khi bị sâu đục thân xâm hại, cây lúa có những dấu hiệu sau đây:
- Sâu đục thân đục vào phần dưới của thân làm cắt đứt tổ chức bên trong phá hại chức năng dẫn nhựa của cây.
- Lá non bị cuốn dọc, có màu xanh tái sẫm, dần chuyển sang màu vàn héog, khô và chết đi.
Tác hại của sâu đục thân gây hại trên cây lúa
- Sâu đục thân gây hại trên cây lúa làm cho lá bị mất đi chức năng dẫn nhựa của lá, làm cho cây chết.
- Sâu đục thân đục vào cuống bông, cắt đứt đi sự vận chuyển dinh dưỡng của bông lúa hoặc sâu tuổi nhỏ tập trung cắn nát đòng, bông lúa không trỗ hoặc nếu trỗ thì các hạt bị lép trắng, người ta hay gọi là hiện tượng bạc bông.
Biện pháp phòng ngừa sâu đục thân gây hại trên cây lúa
Để phòng ngừa sâu đục thân gây hại trên cây lúa, bà con nên thực hiện các biện pháp sau:
- Thường xuyên thăm ruộng để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị, ngăn ngừa sự xâm hại lớn của bệnh đến với cây lúa.
- Lựa chọn giống lúa tốt và có khả năng kháng bệnh cao để gieo trồng, giúp cây lúa có khả năng chống chọi lại các loại sâu bệnh hại.
- Nuôi thiên địch có cánh như ong,… để chúng giúp bà con tiêu diệt được sâu đục thân một cách triệt để nhất.
Cách tiêu diệt sâu đục thân hiệu quả trên cây lúa
Để tiêu diệt được sâu đục thân gây hại trên cây lúa hiệu quả, bà con nên:
- Nhổ bỏ và tiêu diệt đi những lá cây bị bệnh, yếu, và bị sâu đục thân xâm hại để tránh đi sự lây lạn của mầm bệnh.
- Bà con không nên lạm dụng thuốc hóa học vì rất có thể gây chết hàng loạt ở ruộng lúa.
- Sử dụng chế phẩm sinh học trừ sâu BT phun cho cây lúa theo liều lượng: 0.25l chế phẩm + 18 lít nước phun cho 1 sào Bắc Bộ. Định kỳ 5 ngày phun 1 lần.
- Sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P cho cây lúa để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, kích thích phát triển hoa và hạt, giúp bà con có được một vụ mùa bội thu.
Sâu đục thân trên cây lúa hoàn toàn có thể phòng ngừa từ thời điểm ban đầu, nếu bà con phun phòng trừ định kỳ bằng chế phẩm sinh học BT cùng EMINA-P, ngoài ra hai dòng chế phẩm còn giúp kiểm soát rầy nâu, sâu cuốn lá và các bệnh hại khác trên cây lúa.
Có thể bà con quan tâm:
Cách tiêu diệt châu chấu xâm hại lúa hiệu quả nhất
Cách tiêu diệt muỗi hành trên cây lúa hiệu quả
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
Công ty cổ phần Emi Nhật Bản
Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội
Hotline: 0243 640 8795
Website: eminhatban.vn