MỤC LỤC
Hiện nay tình trạng bọ xít muỗi xuất hiện ở cây chè ngày càng nhiều hơn và bà con đang đối mặt với nỗi lo về kinh tế do mất mùa vì không biết cách diệt bọ xít muỗi tận gốc được. Bài viết sau đây chúng tôi xin chia sẻ về cách diệt trừ tận gốc bọ xít muỗi ở chè để một phần nào đó giúp bà con nông dân biết cách chăm sóc cũng như phòng ngừa hiệu quả cho loại cây trồng này.
Dấu hiệu nhận biết bọ xít muỗi trên cây chè
Thân hình thon dài, râu màu nâu, toàn thân màu nâu xanh, lưng màu nâu vàng, có vệt vàng rộng,… là dấu hiệu dễ dàng để nhận biết loài côn trùng bọ xít muỗi này. Cây sẽ bị mất nhựa ở phần búp và lá chè non làm cho cây biến dạng, không được vững và còi cọc. thiếu sức sống và làm ảnh hưởng đến năng suất của lá.
Bọ xít muỗi xâm hại ở cây chè
Vậy tác hại mà bọ xít muỗi ảnh hưởng trên cây chè là gì?
Bọ xít muỗi nếu không phát hiện và điều trị sớm thì có thể gây chết ở cây chè, do chúng hút nhựa cây ở những phần non của cây và đặc biệt là ở phần búp, lá và cành non của cây. Nếu không chăm sóc và điều trị sớm thì bệnh sẽ phát tán, lan rộng khắp vườn chè, rất khó trị.
Biện pháp ngăn chặn bọ xít muỗi ở chè
Khi trời âm u nhiều mây, lạnh, thời tiết ẩm thì đây là điều kiện thuận lợi làm cho bọ xít muỗi tấn công mạnh mẽ nhất vào vườn chè của bà con nông dân. Nên có biện pháp ngăn chặn phù hợp để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho chè, và biện pháp tốt và hiệu quả nhất là:
- Cần phải vệ sinh vườn chè sạch sẽ, đảm bảo sự khô thoáng cho cây chè và hủy bỏ nơi trú ẩn của bọ xít muỗi.
- Nuôi các thiên địch có từ thiên nhiên như kiến, các loại nhện ăn thịt, chuồn chuồn kim,ong…nhằm ngăn chặn sự xuất hiện của bọ xít muỗi.
- Kiểm tra vườn thường xuyên để phát hiện sớm sâu bệnh và diệt trừ khi bọ xít muỗi vừa mới phát sinh.
Cách phòng ngừa hiệu quả bọ xít muỗi ở chè
Sử dụng các thiên địch có từ thiên nhiên là điều vô cùng cần thiết, các loài như kiến, ong.. sẽ giúp bà con quan sát phát hiện và tiêu diệt bọ xít muỗi gây hại trên cây chè.
- Bà con nên hạn chế lạm dụng quá nhiều thuốc trừ sâu, vì dùng quá nhiều thuốc trừ sâu sẽ làm cho cây không những không tiêu diệt được bọ xít muỗi mà còn vô tình mang nhiều bệnh hơn ( bệnh thối búp, phồng lá…) ở chè.
Vườn chè sau khi sử dụng chế phẩm EMINA-P
- Sử dụng chế phẩm sinh học trừ sâu BT phun cho cây chè vào buổi chiều mát theo tỷ lệ: Pha 300ml chế phẩm sinh học trừ sâu BT+ 50ml đạm tôm+ 20 lít nước phun cho 1 sào Bắc Bộ. Định kỳ 7 ngày/lần. Sau đó chỉ cần phun phòng định kỳ cho cây tháng/lần.
- Kết hợp cùng với bẫy dinh vàng hay bẫy đèn.
- Ngoài ra bà con nên sử dụng kết hợp cùng chế phẩm sinh học EMINA-P cho cây chè nhằm cung cấp cho cây những dưỡng chất cần thiết, có khả năng kháng bệnh cao:
- Giúp kích thích bật búp mạnh, tăng cường độ bóng của lá chè.
- Rút ngắn thời gian thu hoạch.
- Phân giải xenlulo và phân bón thành các dạng dinh dưỡng giúp cây trồng hấp thụ nhanh và hiệu quả.
- Loại bỏ các loại rêu, tảo bám trên mặt lá và thân cây chè.
- Duy trì màu xanh của lá già sau khi hái.
———————————————————————
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ
Công ty cổ phần Emi Nhật Bản
Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội
Hotline: 0243 640 8795
Sản phẩm được sản xuất tại Viện Sinh học Nông nghiệp – Học viện Nông nghiệp Việt Nam