Kỹ thuật trồng chanh: Sơ lược các bệnh hại cây chanh và cách phòng trị.

MỤC LỤC

Kỹ thuật trồng chanh không thể thiếu khâu xử lý, phòng và trị bệnh hại. Hôm nay EMINHATBAN xin được điểm qua những loại bệnh hại trên cây chanh thường thấy ở Việt Nam ta, sơ lược về nguyên nhân và các biện pháp phòng trị hiệu quả.

Nhiều bà con nông dân đã và đang trồng chanh làm cây kinh tế chính cho mình đang đối diện với nhiều nỗi lo về sâu bệnh hại cây chanh. Có những trường hợp vườn chanh 2-3 tuổi đang cho quả sai bỗng nhiên đổ ra chết vì bị sâu đục thân, hay bị vàng lá, bị rễ đen. Nhiều biện pháp xử lý được đưa ra, chủ yếu là dùng các loại thuốc hóa học để phun lên cây chanh trị bệnh, nhưng không đem lại được hiệu quả.

Những bệnh hại phổ biến trên cây chanh và cách phòng trị

Sâu đục thân, vỏ trái gây hại

Dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh này là cây chanh chết. Ảnh hưởng của sâu hại rất lớn vì khiến cho cây chanh chết mà không cứu vãn được nếu không phát hiện nguyên nhân và diệt trừ sớm.

Nguyên nhân của triệu chứng này là 2 loại sâu gây hại: xiến tóc đục thân cành và nấm có tên khoa học là Fussarium Solani gây hại cho rễ cây chanh.

Sâu tàn phá cây
Sâu tàn phá cây

Từ khoảng tháng 5 đến tháng 10 là mùa mưa ở nước ta, xiến tóc phát triển mạnh. Bà con nông dân chịu khó đi thăm vườn, thấy những cành tăm hương (cành nhỏ ngoài tán cây chanh, đường kính thân cành vào khoảng dưới 1cm) bị khô héo, thì phải gom lại và tiêu hủy hết. Đó là những cành bị xiến tóc đục thân. Việc tiêu hủy sẽ diệt bọ trước khi chúng đục vào đến nhánh lớn, thân chính. Nên làm việc này định kỳ một tháng khoảng 2 lần, cách 15 ngày làm một lần.

Nếu xiến tóc đã đục vào đến nhánh lớn và thân chính rồi, bà con quan sát những lỗ thông hơi trên thân cây có phân bọ như mùn cưa. Dùng dây thép phanh xe đạp hoặc dây gai mây chọc vào theo đường đục và đâm chết bọ. Nếu sâu non của xiến tóc đã đục vào thân cành chính thì các loại thuốc trừ sâu phun lên cây đều không có tác dụng.

Bệnh thối rễ cây chanh

Triệu chứng của bệnh và cây bị héo lá xanh. Nếu cây đã bị nặng thì không cứu chữa được nữa. Nên quan trọng nhất đó là xử lý vùng nguyên liệu trước khi trồng chanh. Phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh.

Bà con nên dùng các chế phẩm sinh học chăm sóc cây trồng được EMINHATBAN phân phối để tăng sức đề kháng và sinh trưởng cho cây, giúp cây kháng lại được các bệnh hại do nấm gây ra.

Mùa màng thất thu
Mùa màng thất thu

Thường xuyên thăm vườn, tỉa lá già, nhánh cây nhằm tạo nên độ thông thoáng cho  vườn. Xử lý đất để thoát nước nhanh chóng sau mưa, tránh để đất ngậm nước tạo môi trường cho nấm phát triển.

Bón vôi bột cho cây để tăng độ kiềm cho đất lên khoảng 6,5. Dùng phân chuồng hoai ủ bón cho cây vì loại phân này có tính kháng nấm.

Nếu thấy bệnh xuất hiện, nhanh chóng gom các lá, cành, quả tiêu hủy ở xa vườn.

Như đã trình bày, việc xử lý môi trường, xử lý vùng nguyên liệu và chăm sóc cây chanh đúng cách sẽ làm giảm thiểu đến mức thấp nhất các bệnh hại thường thấy trên cây chanh. Bà con có thể tham khảo các chế phẩm sinh học để sử dụng cho vườn chanh nhằm đem lại kết quả tốt nhất mà không cần dùng đến các chất hóa học độc hại.


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *