Kỹ thuật trồng tỏi- Bón phân và chăm sóc và thu hoạch tỏi

MỤC LỤC

Đây là bài viết cuối cùng trong serial kiến thức nông nghiệp về kỹ thuật trồng tỏi. Cảm ơn bạn đọc đã theo cùng trong suốt loạt bài viết vừa qua. Trong nội dung hôm nay, kỹ thuật bón phân, tưới nước, phòng trị bệnh và thu hoạch tỏi sẽ được trình bày, xin mời bạn đọc theo dõi.

Kỹ thuật bón phân cho cây tỏi

Bón phân và chăm sóc và thu hoạch tỏi

Bón phân và chăm sóc và thu hoạch tỏi

Phân hữu cơ chỉ dùng loại phân chuồng đã qua xử lý, ngâm ủ. Tuyệt đối không được sử dụng phân tươi hoặc nước phân tươi để tưới cho cây. Lượng phân bón như sau:

Lượng phân bón được tính cho 1000m2.

Phân hữu cơ sinh học: 450 – 500 kg/1000m2 đất.

Nên sử dụng các chế phẩm vi sinh chăm sóc cây trồng để mang lại kết quả cao nhất và thân thiện với môi trường.

Với đất có hàm lượng phèn chua cao có thể bón thêm vôi bột cho đất với hàm lượng vôi bón tuỳ theo độ chua của đất. Thông số trung bình đó là bón 25 kg vôi bột cho 1000m2.

Bón phân lót đồng thời khi làm đất.

Sử dụng chế phẩm vi sinh chăm sóc cây tỏi đúng kỹ thuật sẽ mang lại kết quả cao.

Kỹ thuật chăm sóc cho cây tỏi

Bón phân và chăm sóc và thu hoạch tỏi

Bón phân và chăm sóc và thu hoạch tỏi

Tưới nước cho tỏi

Sau khi cây tỏi mọc được 10 – 15 ngày thì tưới thúc. Cách khoảng 10 – 15 ngày sau tưới xới đất vun gốc, phủ thêm tro trấu vào gốc để giữ ẩm cho cây.

Tưới nước đều trên cây cho đến khi cây tỏi mọc và khi cây có 3 – 4 lá thật thì tưới nước vào rãnh luống, để nước thấm lên dần, hạn chế tưới trực tiếp lên thân cây tỏi.

Sau khi trồng được 2 đến 3 tháng cây tỏi sẽ ra hoa, khi đó bà con có thể cắt lá và hoa tỏi để làm gia vị trong ẩm thực.

Thời điểm khi cây tỏi bắt đầu ra hoa cần bón thêm tro trấu hoặc phân chuồng ủ hoại để cung cấp dinh dưỡng cho cây ra nhiều hoa.

Quá trình chăm sóc cây tỏi nên hạn chế hoặc tốt nhất là không sử dụng các loại phân bón hóa học và các chất hóa học chăm sóc cây trồng. Các sản phẩm chế phẩm vi sinh như EMINA là tốt nhất cho việc chăm sóc cây cách hữu cơ, mang lại kết quả tốt nhất và thân thiện với môi trường.

Phòng trị bệnh hại cho tỏi

Cây tỏi thường bị các vấn đề bệnh hại gây tổn thất từ bệnh sương mai và bệnh than đen do độ ẩm thấp, gặp mưa nhiều. Đây là hai bệnh hại phổ biến và gây hại cho vụ mùa của bà con nông dân trồng tỏi.

Bệnh sương mai (Peronospora destructor Unger.) xuất hiện vào cuối tháng 11 dương lịch, khi có nhiệt độ thấp và độ ẩm không khí cao. Phòng bệnh tốt nhất là trước khi bệnh xuất hiện.  Ngoài ra, những ngày có sương nên tưới rửa sương cho cây hoặc rắc tro bếp cũng là biện pháp tốt.

– Bệnh than đen (Urocystis cepula Prost.) xuất hiện trên củ, khi củ sắp thu hoạch và cả trong thời kỳ bảo quản. Cách ly những củ bị bệnh và vệ sinh vùng nguyên liệu trước khi trồng là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng trị bệnh.

Để hạn chế đến mức thấp nhất sự phát sinh của bệnh hại, việc chuẩn bị đất và xử lý đất là cực kỳ quan trọng. Bà con nông dân có thể sử dụng các chế phẩm vi sinh xử lý môi trường để thực hiện tốt công đoạn này.

Thu hoạch, xử lý thành phẩm và để giống tỏi

Kỹ thuật thu hoạch tỏi

Để biết chính xác thời điểm thu hoạch cần quan sát phần lá tỏi. Số lá tỏi mọc quanh thân sẽ tương ứng với số tép của củ bên dưới cây. Khi quan sát thấy thời điểm 1/2 số lá khô héo là thời điểm cho thu hoạch tỏi củ.

Mỗi vụ tỏi sau khi trồng từ 4 – 5 tháng cây sẽ khô lá và cho thu hoạch củ.

Dùng bay để đánh cho tơi phần đất xung quanh cây tỏi trước khi nhổ, để khi kéo lên tỏi không bị đứt củ khỏi thân cây tỏi.

Rũ sạch lớp đất bên ngoài thân và củ tỏi, đem phơi ở nơi có ánh nắng và khô ráo.

Thành phẩm thu hoạch sau khi trồng lúc lá đã già và gần khô, thường là 125 đến 130 ngày. Chuẩn bị kho có giàn nhiều tầng để trữ tỏi đã xử lý và phơi khô xong. Kho cần thoáng, mát, khô ráo và sạch sẽ.

Củ giống phải có thời gian sinh trưởng trên 140 ngày. Chọn những củ đường kính 3,5 – 4cm, có 10 – 12 nhánh, không bị bệnh để riêng, bó thành bó nhỏ treo nơi thoáng mát hoặc trên gác bếp.

Trên đây là những kiến thức về kỹ thuật trồng tỏi, chăm sóc bón phân và tưới nước cùng các kỹ thuật thu hoạch và bảo quản tỏi.

Bài viết này kết thúc loạt bài về kỹ thuật trồng tỏi, xin cảm ơn quý bạn đọc đã đồng hành cùng EMINHATBAN trong suốt loạt bài vừa qua.

EMINHATBAN đang cung cấp các loại chế phẩm vi sinh để chăm sóc cây trồng, xử lý môi trường mang lại hiệu quả cao nhất cho cây tỏi và thân thiện với môi trường. Chúng tôi khuyến khích bà con nông dân chuyển dịch hình thức và phương pháp trồng cũ sang cách trồng hữu cơ để mang lại giá trị thương phẩm cao hơn.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

Công ty Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *