Bệnh đốm trắng trên Tôm và cách phòng trị

MỤC LỤC

Một loại virus vô cùng nguy hiểm đối với Tôm đó chính là Whispovirus có hình que và elip. Gần 100% tôm mắt phải virus này đều chết, và đây cũng chính là nguyên nhân gây nên bệnh đốm trắng trên tôm (White spot Syndrome virus)

Ảnh hưởng của bệnh đốm trắng trên tôm

Bệnh đốm trắng trên tôm là bệnh có tốc độ lây lan cực nhanh và mức độ tử vong của tôm bệnh cũng rất cao. Bệnh thường bắt đầu từ tháng thứ 2 trở đi, có khi xuất hiện sớm hơn, bắt đầu từ tuần thứ 3 khi mà lượng chất thải trong ao nuôi bắt đầu có nhiều.

Khi môi trường nuôi bị ô nhiễm dần thì cũng là cơ hôi cho các vi khuẩn có hại xâm nhập, và khi thời tiết thuận loại chúng sẽ phát triển một cách bùng phát và gây ra dịch bện hàng loạt  trong ao nuôi.

virus gây bệnh đốm trắng trên tôm
Virus gây bệnh đốm trắng trên tôm

Triệu chứng của bệnh

  • Tôm giảm ăn đột ngột sau 1-2 ngày thì bỏ ăn
  • Tôm lờ đờ và thịt bị đục.
  • Bệnh xuất hiện nhiều nhất lức thời tiết lạnh.
  • Tôm chết rải rác, chậm lớn. Sau 3 ngày thì tôm chết hàng loạt với tốc độ cực nhanh.
  • Tôm nổi đầu, dạt bờ, xuất hiện đốm trắng trên vỏ kitin
  • Đốm trắng do virus dạng tròn to (1-2mm)
  • Tôm chuyển sang màu hồng đỏ
  • Tôm bị đóng rong và màng bẩn.
Bệnh đốm trắng ở tôm xuất hiện trên phần đầu ngực
Bệnh đốm trắng trên tôm xuất hiện trên phần đầu ngực

Các trường hợp xuất hiện bênh đốm trắng trên tôm

– Trường hợp 1
Trong tháng nuôi đầu tiên: Tôm có xuất hiện những đốm trắng dưới ở đầu ngực và sẽ chết nhanh chóng, trở thành thức ăn cho những con tôm còn lại và lây lan bệnh dịch.
– Trường hợp 2
Tôm nuôi có xuất hiện đốm  trắng nhưng vẫn ăn bình thường thì có thể không phải là bệnh, tuy nhiên cần phải vớt riêng ra để đảm  bảo an toàn. Những đóm trắng đó là do quá trình lắng đọng canxi.

Các trường hợp còn lại thường xuất hiện cuối vụ thu hoạch, vì vậy cần phải kiểm tra kĩ càng để có biện pháp phòng ngừa hợp lý và hiệu quả nhất

Cách phòng trị bệnh đốm trắng trên tôm

Đối với ao chưa nhiễm bệnh: Phòng ngừa bằng Chế phẩm sinh học Emina để

  • Vệ sinh đáy ao theo quy trình trước khi thả tôm nuôi.
  • Sử dụng chế phẩm Emina trong suốt quá trình nuôi tôm.
  • Nắm bắt thông tin về các dịch bện để có biện pháp phòng tránh phù hợp.
  • Hạn chế đến những nơi có dịch bệnh
  • Hạn chế thay nức trong ao. Thường xuyên kiểm tra để điều chỉnh điều kiện nuôi phù  hợp với tôm nuôi.
  • Bổ sung thêm sức đề kháng cho Tôm bằng các chế phẩm có vitamin C, men vi sinh, bổ gan….
Tôm bị bệnh đốm trắng
Tôm bị bệnh đốm trắng

Đối với ao đã mắc bệnh

  • Khi nghi ngờ tôm có biểu hiện của bệnh phải lập tức vớt ra khỏi ao ngay.
  • Nếu phát hiện thấy dịch bệnh đang lan phải thu hoạch tôm ngay để giảm thiệt hại.
  • Tôm chết cần dọn sạch, chôn vùi
  • Xử lý Clorin 70 ppm ngâm 7 ngày rồi xả toàn bộ ao (về sau muốn nuôi phải cải tạo ao thật kỹ)
  • Cần ngăn chặn việc đưa tôm sống từ vùng có dịch mang virus đốm trắng cục bộ tới vùng chưa có dịch.

Chế phẩm sinh học Emina

  • Chế phẩm Emina là chế giúp tăng cường sức khoẻ cho tôm, giúp tôm phát triển mạnh và khả năng miễn dịch cao.
  • Ngoài ra,  Emina còn giúp phòng ngừa và loại trừ các bệnh dịch, tạo cho tôm môi trường tốt, cân bằng để phát triển và là kẻ thù của các loại dịch bệnh.
  • Dùng vi sinh Emina thường xuyên trong suốt quá trình nuôi tôm để đảm bảo ao nuôi và mùa vụ bội thu.

Có thể bạn quan tâm:

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh phát sáng trên tôm

Bí quyết nuôi tôm thẻ chân trắng siêu hiệu quả

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 0243 640 8795

Website: eminhatban.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *