Người Đà Lạt tháo dỡ nhà kính để trồng vườn truyền thống.
TTO – Tháo dỡ toàn bộ nhà kính kiên cố đang trồng dâu tây, anh Nguyễn Thanh Tân (42 tuổi, ngụ Đà Lạt) trở thành ‘kẻ lập dị’ giữa bạt ngàn nhà kính bao tứ phía.
Khu nhà kính này vốn nằm trên khu vườn trồng dâu, trồng rau rộng 3.000 m2 của gia đình anh ở khu Vòng Lâm Viên, phường 8, Đà Lạt và được cho thuê nhiều năm khi cả tám anh em Tân đều không theo nghề nông.
Nhà kính như lồng đầy thuốc độc
“Tôi lớn lên cùng mảnh vườn này, cấp 1, cấp 2 vẫn đi làm vườn cùng với bố mẹ. Tôi không muốn người khác canh tác theo kiểu hóa học nữa. Mỗi lần họ phun thuốc thì nhà xung quanh phải đóng toàn bộ cửa lại.
Nhà kính như cái lồng đầy thuốc độc. Nhiều người bị bệnh tật nhưng họ cố né tránh nguyên nhân có thể là vì tiếp xúc lâu ngày với đủ loại hóa chất trong nhà kính mà họ làm việc mỗi ngày. Chó mèo tôi nuôi ở đây đã có bốn con sùi bọt mép chết mỗi khi chúng chạy lang thang qua các vườn khác, nên giờ phải nhốt lại”, anh Tân chia sẻ.
Anh Tân, kể sau khi học xong, anh không làm vườn mà đi làm cho một công ty, nhưng tình cờ công việc của anh Tân cũng liên quan đến rau củ: thu mua rau củ để cung cấp cho các siêu thị.
Công việc đó đồng thời cũng khiến anh chứng kiến rất nhiều điều bất ổn: đi đến đâu cũng thấy thuốc men, hóa chất rải khắp mương mán.
“Lúc đó tôi bất chợt nghĩ lại mảnh đất của gia đình mình. Ngày xưa gia đình tôi trồng dâu kiểu truyền thống. Nhưng khi tôi trở về đây thì khu vực này đã trắng xóa nhà kính, nhà màng”, anh Tân kể.
Lấy lại mảnh đất từ cuối năm 2017 đến nay, anh không cho thuê tiếp mà quyết định dỡ cả khu nhà kính mà anh phải trả cả tỉ đồng cho người thuê để được nhượng lại, trồng vườn “theo kiểu của cha mẹ” và đặt tên vườn là Smile Garden (Nhà cười).
Sự sống trở lại
Hơn một năm trời, vườn dâu cũ đang cho thu nhập hàng trăm triệu của chủ cũ bị lụi tàn dần vì anh không hề phun thuốc, bón phân. Nhưng dâu tàn thì bao nhiêu loại cỏ dại, rau dại, “rau trời” bắt đầu mọc um tùm.
“Chủ vườn cũ thấy tôi để vườn hoang tàn họ cũng sốt ruột thay. Nhưng tôi biết mình đang làm gì. Tôi trồng các loại cây cối mà tôi quen thuộc khi phụ bố mẹ làm vườn trước đây như bắp sú, súp lơ, cải bắp…”, anh kể.
Sau hơn một năm anh như thể là nông dân lười, để vườn hoang, nhưng “chim sẻ về làm tổ”, giun dế bắt đầu quay lại khi đất bắt đầu tự thải độc và phục hồi.
“Nhiều loại rau tôi trồng quá phổ biến, nhiều khi không bán được, khi cỏ rác mọc lên thì lại nhận được thu nhập từ cỏ. 10 loại cỏ dại thì có đến 8 loại ăn được: tàu bay, bồ công anh, cải trời, cỏ hột nút, rau sam, dền cơm, rau lang, su su…” Anh vẫn lạc quan vì hiện “rau không đủ bán” dù giá cũng “trên trời”.
Đến giờ thì cà chua socola, atiso, cần tây… bắt đầu sống khỏe trên đất mà chẳng cần phân thuốc. Khu vườn của anh thoạt nhìn vẫn như vườn hoang, đủ loại cây củ quả ken nhau mọc: hoa hồng, đậu trắng, thù lù, atiso, cải cầu vồng, hoa cúc mắt nai, đậu Sachi…
Trước mắt, anh sẽ tiếp tục quá trình thải độc đất, trồng luân canh nhiều loại cây theo mùa. Để khu đất khỏi bị nước và chất hóa học từ các khu nhà kính đang bao vây xung quanh, anh dự định sẽ xây dựng một “hàng rào xanh” bằng cách trồng các loài cây có khả năng hút chất độc như cây khoai mì tím, rau ngổ…
Đồng thời anh Tân cũng đang phối hợp với các bạn trẻ để thực hiện dự án Trả lại mảng xanh cho Đà Lạt với nhiều hoạt động, như xây một khu vực nhỏ để tổ chức các phiên chợ nông sản sạch. Bà con xung quanh sẽ mang nông sản sạch đến giới thiệu, bán hàng tại các phiên chợ.
“Nhiều người Đà Lạt và cả những người hay lui tới Đà Lạt thường than thở rằng Đà Lạt càng ngày càng nóng, Đà Lạt ô nhiễm, đi mãi không tìm thấy màu xanh. Nhưng chỉ luyến tiếc mà không làm gì thì Đà Lạt cũng chẳng có cơ hội để thay đổi”, anh chia sẻ.
Anh không kỳ vọng sẽ khiến nhiều người thay đổi, nhưng “ít nhất tôi có cơ hội để thay đổi suy nghĩ của người chủ đã thuê vườn trước đây, giảm đi một “tội phạm” đã gây ra sự nóng lên qua mỗi năm, những trận lụt mà chưa ai từng nghĩ sẽ xảy ra ở Đà Lạt”.
Nguồn: Tuổi trẻ.vn
—————————————————–
Nếu bạn muốn làm nông nghiệp sạch, không hóa chất.
EMI có đội ngũ chuyên gia sẵn sàng hướng dẫn sử dụng vi sinh làm nông nghiệp sạch trên từng loại cây trồng hiệu với quả cao.
+ Miền Bắc, Kỹ thuật viên (KTV) Đỗ Kiều Linh: 0987265257
+ Phú Yên, KTV Trần Ngọc Phú:0987601257
+ Lâm Đồng, KTV Trần Văn Quân: 0985082589
+ Đắk Lắk, KTV Đỗ Cường Thịnh: 0989541541
+ Gia Lai, KTV Nguyễn Thành Trì: 0903541879
+ Đắk Nông, KTV Thiên Phú Thành: 0846 213 779
+ Miền Nam: KTV Mai Công Hậu: 0933095297
+ TP HCM: KTV Phú Nano: 094.199.8600/0366.998.600
————————————————————–
Công ty cổ phần EMI Nhật Bản
Thửa đất GD 1-15 Cụm Công Nghiệp Ngọc Hồi, Xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Tp Hà Nội, Việt Nam
eminhatban.vn
0243.640.8795
EMI làm gì ?
“Công ty CP EMI Nhật Bản được thành lập với mục tiêu sử dụng các chế phẩm công nghệ vi sinh nhằm thay thế các hóa chất trong nông nghiệp. Trong tương lai, chúng tôi hướng đến việc phát triển một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững, qua đó giúp người nông dân tăng năng suất, chất lượng nông sản nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe con người”