MỤC LỤC
CÁCH Ủ PHÂN TỪ VỎ CÀ PHÊ
Vỏ cà phê là nguyên liệu sẵn có đối với nhà vườn sản xuất cà phê. Vỏ có nhiều dinh dưỡng N, P, K và nhiều nguyên tố trung, vi lượng như Ca, Mg, S, Zn, B… Do đó, bà con hoàn toàn có thể tận dụng vỏ cà phê ủ phân bón cho cây, giúp cây tăng năng suất, chất lượng và tiết kiệm chi phí.
|
Công dụng của chế phẩm sinh học Emina trong việc ủ và sản xuất phân hữu cơ
- Tiêu diệt mầm bệnh, hạt cỏ dại trong nguyên liệu.
- Phân giải nhanh các hợp chất hữu cơ khó tiêu thành dạng dễ tiêu mà cây trồng có thể hấp thụ được.
- Củng cố hệ vi sinh vật hữu ích, nâng cao độ phì đất, cải thiện bộ rễ cây.
- Tăng hiệu quả sử dụng phân khoáng, nước tưới.
- Hoai nhanh, chất lượng cao, giá rẻ.
Quy trình ủ phân từ vỏ cà phê bằng chế phẩm sinh học Emina
Nguyên, vật liệu | Số lượng | Ghi chú | |
1 | Vỏ cà phê (có thể sử dụng vỏ cà phê chế biến khô hoặc vỏ cà phê chế biến ướt) | 1.200 kg
(tương đương 2m3) hoặc |
Vỏ cà phê chế biến khô |
2500 kg (tương đương 2.5 m3) | Vỏ cà phê chế biến ướt | ||
2 | Chế phẩm vi sinh ủ phân Emina | 1 lít | |
3 | Phân Lân | 60 kg | |
4 | Phân Kali | 20 kg | |
5 | Phân đạm | 30 kg | |
6 | Rỉ mật đường |
|
Thành phần nguyên liệu để ủ phân từ vỏ cà phê
Sơ đồ quy trình ủ phân từ vỏ cà phê
Các bước tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu:
– Đánh đống vỏ quả cà phê sau chế biến có thể sử dụng vỏ cà phê chế biến khô hoặc vỏ cà phê chế biến ướt, số lượng theo công thức nêu trên.
– Dùng chế phẩm sinh học Emina 1 lít và rỉ mật 1 lít sử dụng hết trong bước 1.
– 100 lít nước.
– Kiểm tra nguyên liệu nếu ướt quá thì phơi đảo giảm ẩm, nếu khô thì phun thêm nước.
Bước 2: Thực hiện trộn ủ
- Phối trộn nguyên vật liệu. Nếu ủ ít thì có thể phói trộn bằng tay, nếu số lượng nhiều thì đưa phụ phẩm lên dây truyền có máy trộn
- Pha 1 lít chế phẩm vi sinh Emina với 100 lít nước có bổ sung 1 lít rỉ mật.
- Trải đều một lớp vỏ cà phê dày 25-30 cm, rộng từ 2 mét đến 2,5 mét và dài tùy theo diện tích sân bãi hoặc số lượng phân ủ
- Dùng hệ thống máy móc, trộn chế phẩm đã pha với vỏ cà phê hoặc nếu dùng tay thì phun 1 lớp hỗn hợp chế phẩm vi sinh sau pha lên bề mặt nguyên liệu, tiến hành lần lượt cho đến khi hết nguyên liệu. Tiến hành đảo trộn đống nguyên liệu. Hỗn hợp sau khi phối trộn có độ ẩm 50% (bóp chặt nguyên liệu nước chỉ hơi rỉ kẽ tay)
- Tạo đống ủ chiều cao tối thiểu là 1,2 m – 1,5m, rộng từ 2 mét đến 2,5 mét chiều dài tùy thuộc sân bãi
- Đậy đống ủ bằng bạt để giữ nhiệt và ẩm, và tránh nước mưa.
Bước 3: Kiểm tra sau khi ủ
- Khoảng 15 ngày sau khi ủ, thì tiến hành kiểm tra đống ủ, dùng cuốc moi một hố sâu vào tâm đống ủ và thấy có sợi nấm men trắng bám trên bề mặt nguyên liệu và nhiệt độ của đống ủ có thể lên đến 60-80oC có tác dụng phân huỷ nguyên liệu và tiêu diệt mầm bệnh. Bổ sung nước nếu đống ủ thiếu ẩm (bị khô).
- Đảo trộn và ủ tiếp thêm 15-20 ngày trước khi ra phân
Bước 4: Ra phân và trộn bổ sung đạm, lân, kali
- Sau 30-35 ngày ủ tiến hành kiểm tra phân, sản phẩm dạng mùn có màu nâu đen tiến hành đảo trộn trải mỏng đống ủ để giảm nhiệt.
- Phối trộn bằng máy hoặc bằng tay hết toàn bộ lượng phân khoáng 60 kg lân 20 kg kali, và 30 kg đạm với số phân đã ủ.
- Đóng bao để bảo quản và sử dụng
Lưu ý: Nếu sản xuất theo hướng hàng hóa lưu thông trên thị trường thì cần làm các kiểm nghiệm cụ thể trước khi đóng bao lưu thông và sử dụng.
Có thể bạn quan tâm:
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty Cổ phần Emi Nhật Bản
Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội
Hotline: 024 3640 8795
Website: eminhatban.vn
Tham khảo các video khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.youtube.com/@EMINhatBan