Siết nước là kỹ thuật rất quan trọng trong giai đoạn làm bông, vì nếu không làm đúng, cây sẽ rất dễ bị sốc nước dẫn đến rụng bông. Có nhiều trường hợp cây chưa sổ nhị đều mà đã siết nước gây hỏng mắt cua. Cây sầu riêng ra hoa đòi hỏi phải có thời gian khô hạn (ẩm độ đất thấp) trong thời gian 3-4 tuần và sự sinh trưởng của chồi đã suy giảm để phân hóa mầm hoa.
Nếu thời gian khô hạn quá ngắn cây sầu riêng sẽ ra hoa ít hoặc ra hoa rải rác, không đồng loạt. Khô hạn giúp cây đặc nhựa để lượng C/N đạt ngưỡng cần thiết, cây cằn lại, lá dày, cơi thứ 3 để đi ngắn và dày. Đất miền tây là đất sét, cấp hạt mịn nên lượng thẩm thấu thấp, áp dụng phương pháp cắt nước để kích thích ra hoa đạt hiệu quả cao hơn. Đất vùng khác là đất dạng hạt thẩm thấu cao nên áp dụng như miền tây kém hiệu quả.
Việc tưới nước quá sớm cũng gây ra nhiều tác hại các hoa ở đầu cành phát triển mạnh (hoa không mong muốn), các mầm hoa ở vùng mang trái bị rơi vào trạng thái ngủ (đui bông). Kích thích phát triển lá trên mỗi chùm bông, dinh dưỡng tập trung nuôi lá làm hoa nhỏ lại, cuống hoa dài, yếu ớt, ảnh hưởng đến đậu trái, nuôi trái. Cây có thể hút thêm nước nên xảy ra tình trạng sốc nước gây rụng hoa và đậu trái giảm bởi vì hạt phấn sẽ chết khi có nhiều nước; Hoa sầu riêng khi mới hình thành những chấm nhỏ có thể đi vào giai đoạn miên trang (trạng thái ngủ, đen bông) nếu gặp thời tiết bất lợi như có lượng mưa từ 10 mm/ngày.
Do đó, Giai đoạn làm bông là giai đoạn cần người chăm sóc phải chủ động làm, chủ động trong việc siết nước cho cây. Khi ra mắt cua, nhu cầu nước tăng dần cho đến giai đoạn cây gần sổ nhị, thì nhu cầu nước sẽ giảm dần. Đến khi cây đã sổ nhị thì ngưng nhấp nước vài ngày, sau đó lại cần nhấp nước tăng dần trở lại. Khu vực khác sau khi bón lân tưới 3 lần nước trong 3-5 ngày thì dừng tưới.
Khuyến cáo: lượng nước và thời gian tưới bằng 1/4 bình thường. Tăng lên 1/3 so với lượng nước tưới bình thường khi xuất hiện mắt cua sáng đều từ 3-4cm và duy trì nhịp độ (chu kỳ) tưới cho đến đậu trái rồi tăng dần lượng nước