MỤC LỤC
Tên gọi
- Miền Bắc: Sắn
- Miền Nam: Khoai Mì
- Danh pháp hai phần: Manihot esculenta
- Tên trong ngôn ngữ khác: cassava, manioc, tapioca
- Thuộc họ Đại kích (Euphorbiaceae)
Đặc điểm của cây sắn
Cây khoai mì cao 2–3 m, lá khía thành nhiều thùy, rễ ngang phát triển thành củ và tích luỹ tinh bột, thời gian sinh trưởng 6 đến 12 tháng, có nơi tới 18 tháng, tùy giống, vụ trồng, địa bàn trồng và mục đích sử dụng.
Cây sắn
Các thời kỳ sinh trưởng của cây sắn
Thời kỳ mọc
- Cây sắn sẽ mọc rễ sau khi trồng khoảng 3-5 ngày. Sau khoảng 8-10 ngày trồng hom cây sắn bắt đầu mọc mầm
- Tùy thuộc vào cách bà con đặt hom và chất lượng hom mà số mầm thân ra nhiều hay it. Thông thường thời kỳ hom ra rễ và mọc mầm kéo dài khoảng 2-3 tuần.
Cây sắn thời kỳ ra hoa
Thời kỳ bén rễ và phát triển rễ
- Rễ cây sắn mọc dài theo hướng nằm ngang, và đây cũng là giai đoạn rễ phát triển rất nhanh và mạnh. Các rễ này sau đó sẽ mọc ra các rễ con và phát triển theo hướng đâm xiên sâu vào đất.
- Đây cũng là thời kỳ thân mầm sống chủ yếu dựa vào các chất dự trữ trong hom vì thân lá phát triện chậm hơn so với rễ.
Củ sắn là một món ăn quen thuộc của người dân Việt
Thời kỳ phát triển thân lá
Đây là giai đoạn kéo dài 45-60 ngày và cũng là lúc hệ rễ đã phát triển đầy đủ. Thời kỳ phát triển thân lá có những đặc điểm sau:
- Nếu gặp điều kiện thời tiết tốt cây sắn sẽ phát triển rất nhanh về thân, số lá và rễ củ. Thậm chí cây có thể tăng 4cm/ngày.
- Khi trồng cây được khoảng 4 tháng, chỉ số diện tích lá đạt khoảng lớn hơn 3 và phát triển tối đa vào tháng thứ 6. Số lá trung bình từ 10-20 lá/tháng.
- Sự phân cành của cây sắn cũng được phát triển trong thời kỳ này.
Người nông dân thu hoạch củ sắn
Thời kỳ phát triển củ
Tốc độ phát triển của thân lá có thể chia làm 3 phần giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Sau khi hình thành củ khoảng 2-3 tháng tốc độ lớn của củ sẽ chậm hơn.
- Giai đoạn 2: Tốc độ phát triển của củ sẽ nhanh hơn từ tháng thứ 6-8.
- Giai đoạn 3: Tốc độ lớn của củ giảm giần kể từ giai đoạn thứ 2 cho đến khi thu hoạch.
Dinh dưỡng trên cây sắn
Củ sắn tươi có tỷ lệ chất khô 38-40%, tinh bột 16-32%; chất protein, béo, xơ, tro trong 100g được tương ứng là 0,8-2,5 g, 0,2-0,3 g, 1,1-1,7 g, 0,6-0,9 g; chất muối khoáng và vitamin trong 100 g củ sắn là 18,8-22,5 mg Ca, 22,5-25,4 mg P, 0,02 mg B1, 0,02 mg B2, 0,5 mg PP. Trong củ sắn, hàm lượng các acid amin không được cân đối, thừa arginin nhưng lại thiếu các acid amin chứa lưu huỳnh. Thành phần dinh dưỡng khác biệt tuỳ giống, vụ trồng, số tháng thu hoạch sau khi trồng và kỹ thuật phân tích. Lá sắn trong nguyên liệu khô 100% chứa đựng đường + tinh bột 24,2%, protein 24%, chất béo 6%, xơ 11%, chất khoáng 6,7%, xanhthophylles 350 ppm (Yves Froehlich, Thái Văn Hùng 2001). Chất đạm của lá sắn có khá đầy đủ các acid amin cần thiết, giàu lysin nhưng thiếu methionin.
Củ sắn – Khoai mì
Độc tố trên cây sắn
- Bên cạnh các yếu tố dinh dưỡng, cây sắn cũng chứa một lượng độc tố nhất định, được gọi là HCN.
- Liều gây độc cho một người lớn là 20 mg HCN, liều gây chết người là 50 mg HCN cho mỗi 50 kg thể trọng.
- Tuỳ theo giống, vỏ củ, lõi củ, thịt củ, điều kiện đất đai, chế độ canh tác, thời gian thu hoạch mà hàm lượng HCN có khác nhau. Tuy nhiên, ngâm, luộc, sơ chế khô, ủ chua là những phương thức cho phép loại bỏ phần lớn độc tố HCN.
- Các giống sắn ngọt có 80–110 mg HCN/kg lá tươi và 20–30 mg/kg củ tươi.
- Các giống sắn đắng chứa 160–240 mg HCN/kg lá tươi và 60–150 mg/kg củ tươi.
Kỹ thuật trồng cây sắn
Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng
Dụng cụ trồng
- Dụng cụ trồng có thể là chậu, khay, bao xi măng, thùng xốp. Bà con chú ý đục lỗ để thoát nước tránh cây bị úng nước.
- Nếu trồng khoai mì trong thùng xốp, xô chậu hoặc bao thì cần chọn loại thùng có độ sâu 0,5m trở lên.
Đất trồng
- Đất trồng phù hợp với cây sắn là đất thịt nhẹ, cát pha, giàu mùn và có khả năng thoát nước tốt.
- Bà con có thể trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa….để trồng cây tốt hơn.
Cách chọn giống và trồng sắn
- Chọn giống vỏ củ có màu đỏ để trồng
- Lấy từ đoạn giữa thân cây để trồng hom, chiều dài của hom sắn trồng là 15-20cm, đạt tối thiểu là 6-8 mắt
- Hom không nên quá ngắn cũng không nên quá dài
- Khi chặt hom dùng các dụng cụ sắc, bén để chặt, tránh làm hom bị tổn thương hoặc làm dập phần thân gỗ của hom
- Trồng hom nằm ngang trên những diện tích tương đối bằng phẳng
- Khoảng cách khi trồng trên đất tốt là 1.0m x 1.0m, khoảng cách khi trồng trên đất xấu là 1m x 0.9m hoặc 1m x 0.8m. Nên lấp đất và tưới nước cho cây khi trồng xong.
Chăm sóc
- Tưới nước ngày 1 lần cho cây sau khi trồng cây khoảng 20 ngày
- Sau khoảng 5-7 ngày tưới nước đợt tiếp theo
- Mùa mưa nên tháo nước để tránh cây bị úng, và không cần tưới nước cho cây vào mùa này
- Sau khi trồng cây khoảng 25-30 ngày, người nông dân nên bón thúc lần 1 cho cây bằng phân hữu cơ, phân bò, phân dê…Sau đó cứ 30 ngày lại bón 1 đợt cho cây
- Kết hợp vun với làm cỏ cho cây sắn
Thu hoạch
Cây khoai mì sẽ cho thu hoạch củ sau khoảng 8 – 11 tháng sau khi trồng.