MỤC LỤC
Tên gọi
- Danh pháp hai phần: Momordica charantia
- Thuộc họ Bầu Bí
- Là loại rau đắng nhất trong các loại rau quả
- Có quả ăn được
- Miên Bắc gọi là mướp đắng
- Miền Nam gọi là khổ qua
Các công dụng tuyệt vời của mướp đắng
Mướp đắng không chỉ là một món ăn mang lại nhiều dinh dưỡng cho con người mà nó còn có rất nhiều công dụng khác. Dưới đây chúng tôi giới thiệu một số tác dụng chính mà mướp đắng đem lại trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta:
- Phòng chống bệnh ung thư: trong mướp đắng có rất nhiều vitamin C và protein có khả năng nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, làm cho các tế bào miễn dịch có thể tiêu diệt các tế bào ung thư.
- Giảm thấp đường huyết: những người bị bệnh tiểu đường có thể dùng nước cốt mướp đắng tươi giúp hạ đường huyết rất tốt.
- Có tác dụng tiêu viêm, thoái nhiệt, kích thích ăn uống: Alkaloid trong mướp đắng có tác dụng tiêu viêm thoái nhiệt (chống viê, hạ sốt), giúp lợi tiểu, máu lưu thông tốt hơn và có khả năng kích thích chức năng tiêu hóa.
- Trị rôm sảy cho trẻ em: rửa sạch 2-3 quả mướp đắng, sau đó bổ làm đôi, nấu với nước và tắm cho trẻ 1 ngày/1 lần
Pha nước tắm mướp đắng sẽ giúp trị rôm sảy cho bé rất hiệu quả
- Chữa ho: rửa sạch 1-2 quả mướp đắng, bổ làm đôi, sau đó nấu với nước và uống trong ngày.
- Giảm cân: ăn mướp đắng thường xuyên giúp giảm cân nhanh chóng.
- Làm đẹp da: Những món ăn và đồ uống làm từ mướp đắng mang lại rất nhiều lợi ích cho da. Nó là một tinh chất tự nhiên, nhẹ nhàng cho da, giúp điều trị mụn trứng cá, vảy nến và eczema, mang lại cho bạn một làn da tươi sáng.
Các loại sâu bệnh trên cây mướp đắng
Hiện nay, đa số người nông dân trong cả nước đã áp dụng những biện pháp canh tác tiên tiến cũng như sử dụng các loại giống mới cao sản, ngắn ngày giúp năng suất tăng cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc cây nếu không biết cách sẽ khiến cây mướp đắng thường mắc các loại sâu bệnh hại ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.
Các loại sâu hại trên cây mướp đắng
- Ruồi đục trái
- Rầy lửa, bọ rỉ, bù lạch
- Rệp dưa, rầy nhớt
- Sâu ăn lá
- Sâu xanh
Các loại bệnh hại trên cây mướp đắng
- Bệnh đốm phấn sương mai
- Bệnh thán thư
Bệnh ruồi đục trái trên cây mướp đắng
Kỹ thuật trồng cây mướp đắng cho ra nhiều quả
Thời vụ
- Nên trồng mướp đắng vào vụ Đông Xuân
- Mùa hè trồng mướp đắng sẽ cho năng suất cao, tuy nhiên đây là thời điểm ruồi đục trái tấn công nhiều nhất
Cách chọn giống
- Có rất nhiều loại giống cho bà con lựa chọn để trồng như TH-12, khổ qua xiêm
- Bà con có thể mua các giống lai F1 như giống Chiatai, 054 và 185, East-west 241, 242, 277; TS-01,….
Làm đất và bón phân lót cho cây
- Mướp đắng là loại cây rất dễ trồng, có thể sống trên nhiều loại đất
- Ưu tiên đất thịt pha cát hoặc đất phải tơi xốp, thoáng khí
- Bà con nên làm đất sạch sẽ để tránh các tàn dư còn xót lại làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây và phơi đất 15-20 ngày trước khi trồng
- Lên liếp rộng 0,6 -0,8m
- Nếu đất khô thì cần tưới nhiều nước để cung cấp độ ẩm cho đất và làm căn màng bao phủ theo chiều dài của luống, kéo bìa màng phủ xuống sát mép rãnh để khống chế cỏ mọc. Sau đó bà con lấy tre làm thành chiếc đủa ghim màng phủ lại để tránh gió bay.
- Đục lỗ để gieo hạt, mỗi lỗ cách nhau 0,55m.
- Bón lót vôi 80-100Kg/1.000m2
- Bón lót: phân chuồng hoai 2-3 tấn + 15Kg Super Lân + 15Kg Kali + 10Kg Urê, số phân này bỏ giữa tim hàng theo chiều dài ruộng, tim hàng này cách tim hàng kia là 1,2m.
Gieo hạt mướp đắng
Chuẩn bị hạt và gieo hạt
- Ngâm hạt trong nước ấm trong vòng 5-6 giờ rồi đem ủ vào khăn ẩm
- Sau 24 giờ đem rửa sạch hết lớp nhờn ngoài vỏ hạt rồi đem ủ lại đến khi hạt nứt thì đem gieo
- Gieo hạt xuống đất với độ sâu 0,2 cm đặt hạt đứng cho đầu nứt nanh xuống dưới, gieo xong phủ 1lớp rơm mỏng hoặc lớp tro hoai hay phân chuồng hoai, để che phủ hạt.
- Sau 7 ngày gieo cần tiến hành tỉa bỏ bớt những cây kém phát triển chỉ chọn 1 cây khỏe mà thôi.
- Bà con nên trồng dự trù một số cây trong bầu đất để nếu phát hiện những cây bị sâu bệnh hại hoặc cây bị chết thì trồng dậm vào.
Thời kỳ phát triển cây con
Phân bón
- 7 ngày bón thúc 1 lần với công thức: Phân Urê 20Kg + 5Kg DAP
- Dùng cây dài có đường kính 1,5Cm đục lỗ sâu 0,3Cm về phía trà le, cách cây khổ qua 15Cm, bỏ phân vào lỗ, 1 muỗng canh phân Urê.
- Lần 3 đục lỗ giữa 2 cây khổ qua trên mặt luống bón 1 muỗng canh DAP vào lỗ.
- Nếu thấy cây phát triển chậm có thể xịt thêm phân bón lá vi sinh kích thích ra hoa đậu trái theo sự hướng dẫn ghi bao bì.
Thời kỳ ra hoa mướp đắng
Cách chăm sóc cây mướp đắng
- Nước tưới: khi cây ra hoa kết quả là lúc cần bổ sung thêm nhiều nước tưới để cây sinh trưởng phát triển tốt
- Không nên để ruộng ngập úng tránh cây bị úng nước và ruộng quá khô khiến cây không phát triển được
- Thường xuyên thăm nom ruộng và tỉa bỏ những lá bị bệnh
- Tỉa bỏ bớt các nhánh gốc, làm sạch cỏ dại cho ruộng thông thoáng
Cách làm giàn mướp đắng
- Trà le: Khi cây có 3-4 lá nhám thì cấm trà, mỗi cây mướp đắng cắm 1 cây trà ( dài 2,2-2,5m ), cần 2.500 cây trà/1.000m2. Số cây mướp đắng có từ 1.500-1.600 cây, số trà còn lại dùng làm trà ngang và trà chống đở.
- Giăng dây: Cây mướp đắng khi có dòi rất mau lớn, cho leo càng cao thì càng nhiều trái. Nên đầu tư lưới thưa bằng dây gân phủ hết cả giàn trên và giàn ngang, đầu tư cao nhưng giảm công giăng dây, bắm ngọn, lưới này sử dụng được nhiều vụ.
Làm giàn mướp đắng
Thu hoạch
- Mướp đắng có thể thu hoạch được sau 36-38 ngày trồng
- Cách 1 ngày thu hoạch 1 lần
- Thời gian thu hoạch: trong khoảng 2 tháng
Người nông dân đang thu hoạch mướp đắng