Cây thanh long

MỤC LỤC

Tên gọi

  • Tên khoa học: Pitahaya, Dragon fruit
  • Thanh long cũng là tên của một vài chi của họ xương rồng

cây thanh long

Thanh long ruột trắng, vỏ đỏ

Đặc điểm cây thanh long

  • Cây thanh long là loại cây thân bò lan: thân và cành cây có màu xanh, gồm 3 canh, bìa cạnh có nhiều thùy nhỏ tạo thành hình gợn sóng. Đáy mỗi thùy có 3-5 gai nhỏ. Mỗi năm cây thanh long ra 4-5 đợt cành, đợt cành sau kê tiếp đợt cành trước và xếp thành từng lớp trên đầu trụ. Cành thanh long có chiều dài 80-100cm.
  • Cây thanh long là loại cây có thể chịu hạn tốt vì rễ cây chứa rất ít nước. Cây có 2 loại rễ là rễ địa sinh và dễ khí sinh. Rễ địa sinh là loại rễ chính, phát triển từ phần lõi của gốc hom bám xuống đất để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Rễ khí sinh là loại rễ phụ mọc dọc theo thân cây để bám vào cây choái giúp cây leo lên giá đỡ. Những rễ khí sinh phía gốc thân gần đất sẽ đi dần xuống đất thành rễ chính.

cây thanh long

Cây thanh long sai trĩu quả

  • Hoa thanh long dài khoảng 25-35cm, là loại hoa lưỡng tính, gồm có nhiều lá đài và cánh hoa dính vào nhau thành ống. Hoa thanh long có một nhị cái dài 18-24cm và rất nhiều nhị đực khác. Hoa thanh long có mùi thơm dễ chịu và ra từng bông xung quanh cành. Thông thường hoa tự thụ phấn và nở trong khoảng 3-5 ngày.

hoa thanh long

Hoa cây thanh long

  • Quả thanh long: có dạng hình bầu dục và nhiều tai lá xanh, đầu quả lõm sâu thành một hốc. Kích thước quả dài phổ biến từ 12,5-16,0 cm, đường kính 10 – 13 cm, trọng lượng từ 300 – 500 g. Quả màu xanh là quả non, còn quả có màu đỏ hồng là quả chín. Ruột thanh long rất đa dạng, có loại thanh long ruột màu vàng, nhưng có quả lại ruột màu trắng hoặc màu đỏ tùy theo từng loại giống.
  • Trong ruột thanh long có rất nhiều hạt nhỏ màu đen, khi ăn không cần bỏ hạt. 

Các công dụng của thanh long

  • Tốt cho tiêu hóa: trong thanh long chứa hàm lượng chất xơ cao giúp phòng chống bệnh táo bón và giúp tiêu hóa tốt hơn.
  • Điều trị mụn trứng cá: chỉ cần cắt một vài lát thanh long và đắp lên những vùng có mụn trứng cá, và rửa sạch. Bạn làm như vậy hai lần mỗi ngày sẽ giúp làn da không bao giờ bị mụn trứng cá nữa.
  • Chống lão hóa: ăn nhiều thanh long giúp bạn có làn da luôn căng tràn đầy sức sống.
  • Tốt cho tim mạch: trong thanh long có chứa rất nhiều chất béo không bão hòa giúp bảo vệ trái tim khỏe mạnh.
  • Phòng chống bệnh tiểu đường: lượng chất xơ trong thanh long giúp ổn định lượng đường trong máu, ngăn ngừa những nguy cơ bị tiểu đường.
  • Chống oxy hóa: thanh long có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng lam giảm sự phát triển của những gốc tự do có hại cho tế bào cơ thể. 

thanh long ruột đỏ

Thanh long ruột đỏ, vỏ đỏ

Phân loại thanh long

  • Thanh long ruột trắng, vỏ đỏ: đây là loại được trồng phổ biến ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Những nơi có cường độ ánh sáng cao sẽ giúp loại thanh long này sinh trưởng và phát triển tốt.
  • Thanh long ruột trắng, vỏ vàng: đây là loại thanh long mới khá hiếm, vỏ có những cục gù có gai và trong ruột có những hạt to nhỏ không đều.

thanh long vỏ vàng

Thanh long ruột trắng, vỏ vàng

  • Thanh long ruột đỏ: đây là loại thanh long khó trồng hơn so với hai loại trên bởi nó yêu cầu về sinh trưởng và dinh dưỡng cao. Thanh long ruột đỏ được trồng chủ yếu ở Bình Thuận.

Xem thêm: