Hiệu quả ứng dụng chế phẩm sinh học EMINA-P cho lúa tại Đông Anh, Hà Nội

MỤC LỤC

Thời tiết đã vào độ cuối thu, từng cơn gió mát lành mang theo niềm vui của người nông dân được mùa lúa mới.

Cô Dương Thị Luyến ở thôn Hà Lỗ, xã Hà Liên, huyện Đông Anh, Hà Nội phấn khởi chia sẻ với chúng tôi về kết quả vụ lúa mùa vừa rồi của gia đình cô. Chưa mùa lúa nào cô lại cảm thấy thảnh thơi như vụ lúa này, cô mất ít công chăm sóc hơn mà năng suất lúa thu được cao hơn mọi năm, chất lượng lúa cũng tốt hơn rất nhiều.

Ruộng lúa nhà cô Luyến phát triển xanh tốt nhờ sử dụng chế phẩm sinh học EMINA

Ruộng lúa nhà cô Luyến phát triển xanh tốt nhờ sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P

Chia sẻ với tôi về cách canh tác vụ lúa này cô cho biết, vụ lúa mùa đợt này cô vẫn canh tác trên những thửa ruộng mà cô trồng lúa bao năm nay, cô vẫn dùng giống lúa như những mùa vụ trước. Nhưng có một điều đặc biệt trong cách chăm sóc, cô không dùng thuốc bảo vệ thực vật hóa học như mọi mùa vụ trước, thay vào đó cô sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P cho lúa.

Đặc tính của cây lúa và những khó khăn trong quá trình canh tác

Cô Luyến cho biết, các giống lúa hiện nay có thời gian sinh trưởng trung bình từ 90 đến 130 ngày. Cây lúa thường được chăm sóc kỹ lưỡng từ khi cấy lúa đến khi lúa trổ bông. Nhất là giai đoạn sau khi lá đòng xuất hiện, cây lúa sinh trưởng và phát triển mạnh.

Bộ lá đòng (Gồm là đòng và 02 lá liền kề phía dưới) quyết định đến 70% năng suất lúa (ví dụ: Khi lúa trổ bông cắt bỏ bộ lá đòng đi,thì năng suất lúa giảm 70%). Vì vậy việc giữ cho bộ lá đòng xanh tốt sau khi lúa trổ bông có vai trò quan trọng trong việc tạo năng suất lúa.

Chế phẩm sinh học EMINA cô Luyến dùng cho lúa

Chế phẩm sinh học EMINA-P cho lúa đươc cô Luyến dùng

Tuy nhiên đây cũng là giai đoạn sâu bệnh xuất hiện nhiều gây hại cho cây lúa… Các loại sâu hại gây hại cho lúa, làm cho lúa chậm phát triển, nhất là sâu đục thân, sâu gây hại từ bên trong thân cây lúa nên thường khó diệt trừ hơn các loại sâu hại khác.

Việc gây hại của các loại sâu làm sức đề kháng của cây lúa giảm tạo điều kiện cho các loại bệnh tấn công cây lúa.

Các căn bệnh bệnh bạc lá, vàng lá, lùn xoắn lá…gây hại cho bộ lá của cây lúa nhất là bộ lá đòng gây tổn thất năng suất. Bệnh đạo ôn cổ bông cản trở việc vận chuyển chất dinh dưỡng từ cây lúa lên nuôi hạt, làm cho hạt lúa bị lép lửng. Nếu nặng bệnh có thể làm cho hạt lúa bị lép hoàn toàn gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng lúa.

Bệnh đạo ôn trên lúa (sưu tầm)

Bệnh đạo ôn trên lúa (sưu tầm)

Trước đây, khi chưa sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P cho lúa trong giai đoạn từ khi cấy đến khi lúa trổ bông gia đình cô phải phun thuốc diệt cỏ, trừ sâu, trừ bệnh… đến khoảng 5-6 lần. Cộng cả tiền thuốc và tiền công phun rất tốn kém. Nhiều khi, phun thuốc trừ sâu bệnh xong hiệu quả cũng không cao, bệnh bạc lá, vàng lá, lùn xoắn lá, sâu đục thân, sâu cuốn lá…vẫn tiếp tục hoành hành gây hại cho cây lúa.

Cán bộ khuyến nông thăm ruộng lúa nhà cô Luyến

Cán bộ khuyến nông thăm ruộng lúa nhà cô Luyến

Không những thế, cô biết rõ rằng việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học sẽ gây hại cho đất trồng và sức khỏe của người nông dân. Mặc dù là thuê người phun thuốc cho ruộng lúa nhà mình, nhưng sau đó ra thăm ruộng, kiểm tra ruộng cô cũng ngửi thấy mùi hăng nồng, làm cô cảm thấy đau đầu chóng mặt.

Cô không trực tiếp phun thuốc bảo vệ thực vật hóa học cho ruộng lúa mà còn cảm thấy khó chịu, mệt mỏi. Vậy thì sức khỏe của những người trực tiếp sử dụng thuốc phun ruộng sẽ bị ảnh hưởng lớn đến nhường nào.

Niềm vui của cô Luyến khi sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P cho lúa

Khi đưa sản phẩm chế phẩm sinh học vào sử dụng ấn tượng đầu tiên của cô về chế phẩm sinh học EMINA-P cho lúa là một loại dung dịch vàng sậm khá giống mật ong, không có mùi hôi nồng như các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học.

Mùa lúa năm nay nhờ sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P cô thu được năng suất là 2,4 tạ/1sào Bắc Bộ. Trong khi trước đây, dày công chăm sóc, bón phân, phun thuốc trừ cỏ trừ bệnh liên tục mà cũng chỉ đạt được 1,8 tạ/ 1 sào Bắc Bộ.

Lúa nhà cô Luyến thời kỳ trổ bông nhờ sử dụng chế phẩm EMINA không có dấu hiệu bị bệnh

Lúa nhà cô Luyến thời kỳ trổ bông nhờ sử dụng chế phẩm EMINA không có dấu hiệu bị bệnh

Sâu bệnh hại cây lúa cũng giảm thiểu rõ rệt. Sâu hại như sâu cuốn lá, rầy nâu, rầy xanh ít xuất hiện hơn những mùa vụ trước. Sâu hại khó loại trừ như sâu đục thân sau khi cô sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P cho lúa cũng hạn chế được tối đa.

Cô hào hứng khoe tiếp, trước đây bệnh đạo ôn cổ bông cô dùng đủ mọi cách, thử đủ mọi loại thuốc, thậm chí còn sử dụng liều nặng hơn so với mức trung bình mà vẫn không trị được căn bệnh này. Đến mùa vụ này thì cô tự tin khăng định ruộng nhà cô không hề bị bệnh đạo ôn cổ bông.

Bộ lá đòng của cây lúa xanh mướt nhờ sử dụng chế phẩm sinh học EMINA

Bộ lá đòng của cây lúa xanh mướt nhờ sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P

Trước đây, từ khi cây lúa trỗ, cô cũng như những nông dân khác thường không áp dụng bât cứ biện pháp gì để bảo vệ cây lúa. Vì ở thời điểm này nếu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học sẽ gây tích tụ độc tố trong bông lúa.

Trong khi đó sâu bệnh vẫn tiếp tục hại nhưng cô chỉ có thể làm một việc là chờ thu hoạch. Nên ở giai đoạn cuối vụ thường không bảo vệ được bộ lá đòng. Gây thiệt hại lớn đến năng suất lúa.

Nhưng khi sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P cho lúa, vấn đề này không còn đáng lo ngại nữa.Bộ lá đòng được bảo vệ đến tận lúc thu hoạch, năng suất và chất lượng lúa tăng rõ rệt.

Quy trình sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P cho lúa

Nói về quy trình sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P, cô thích thú chia sẻ rằng, theo hướng dẫn của kỹ thuật viên cô sẽ phải phun lúa 4 lần.

Liều lượng cho mỗi lần phun là : Pha 500 ml EMINA-P với 18 lít nước, phun cho 300m2.

  • Lần 1: Phun sau khi cấy 10 ngày
  • Lần 2: Sau lần một 30 ngày
  • Lần 3: Phun khi lúa trỗ được 5%
  • Lần 4: Phun khi lúa bắt đầu vào chắc.

Trường hợp lúa bị bệnh: Pha 1 lít chế phẩm EMINA-P với 18 lít nước, phun ướt 2 mặt lá. Sau 5 ngày, phun lại với lượng 500ml EMINA-P/18 lít nước.

Nhưng cô chỉ phun có 3 lần, cô đã bỏ qua lần phun thứ 4. Nhưng năng suất sản lượng lúa nhà cô vẫn cao hơn những mùa vụ khác và cao hơn những hộ gia đình khác vẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vât hóa học.

Vì bộ rễ cây phát triển tốt, bộ lá của lúa được bảo vệ, cây lúa khỏe nên cô mất ít công chăm sóc hơn những người khác. Tổng chi phí sau mùa vụ giảm gần một nửa.

Ruộng lúa nhà cô Luyến trĩu bông nhờ sử dụng chế phẩm sinh học EMINA

Ruộng lúa nhà cô Luyến trĩu bông nhờ sử dụng chế phẩm sinh học EMINA

Cô còn chia sẻ, dùng chế phẩm sinh học EMINA-P cho cây trồng cô khỏe re. Khi ra ruộng kiểm tra cô không còn không hề có dấu hiệu của việc chóng mặt, khó chịu như khi sử dụng thuốc hóa học. Thay vào đó là mùi thơm ngọt như mùi mật mía, nhiều lúc cô còn muốn uống thử.

Những hạt gạo chắc mẩy của cô Luyến sau thu hoạch

Những hạt gạo chắc mẩy của cô Luyến sau thu hoạch

Sau khi dùng chế phẩm sinh học EMINA cho lúa thấy hiệu quả tốt, khỏe lúa, khỏe người. Giờ đây cô còn tích cực giới thiệu sản phẩm đến những người xung quanh. Cô mong rằng những sản phẩm tốt không gây độc hại, thân thiện với người dùng, môi trường mà vẫn làm tốt công việc bảo vệ cây trồng như EMINA-P sẽ được thật nhiều người biết đến và sử dụng.

Cô thôi không nói về những giấc mơ nông nghiệp sạch như các nước lớn hay như các chuyên gia vẫn nói nhiều trên đài báo ti vi. Cô chỉ muốn những người làm nông nghiệp như cô đỡ vất vả hơn trong việc chăm sóc cây mà cây vẫn phát triển tốt. cho năng suất cao.

Người khỏe, cây khỏe, nhà nhà cùng vui. Và cô tin tưởng chế phẩm vi sinh EMINA-P sẽ làm được những điều cô mong muốn.

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết:

Công ty cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đât GD 1-15 Cụm công Ngọc Hồi- Thanh Trì – Hà Nội

SĐT: 02436408795

Website: eminhatban.vn