Kỹ thuật trồng tỏi- làm đất và trồng tỏi

MỤC LỤC

Kính chào quý bạn đọc đã theo dõi loạt bài viết về kiến thức nông nghiệp nói riêng và kỹ thuật trồng tỏi nói chung. Qua các nội dung về giống tỏi và nhân giống tỏi, hy vọng bạn đọc đã có những thông tin bổ ích và có những quyết định phù hợp.

Trong nội dung bài viết này, những kiến thức về chuẩn bị đất trồng tỏi và kỹ thuật trồng tỏi sẽ được cung cấp, hy vọng sẽ mang lại nhiều giá trị cho quý bạn đọc.

Làm đất và trồng tỏi

Làm đất và trồng tỏi

Yêu cầu đất trồng tỏi

  • Tỏi là loại cây rễ ngắn, thân xốp, ưa nắng nên không chịu được đất ngập úng. Đất trồng tỏi phù hợp yêu cầu phải có đặc tính dễ thoát nước sau mưa và sau tưới, chân vàn cao.
  • Đất là loại đất thịt nhẹ, tơi xốp giàu mùn. Độ pH của đất thích hợp là ở khoảng 6,0-6,5.
  • Nguồn nước cung cấp cho đất trồng phải bảo đảm không bị ô nhiễm từ các khu công nghiệp, bệnh viện hay khu nghĩa trang và tốt nhất là nên xa đường quốc lộ và các trục đường chính.
  • Độ ẩm trong đất tùy vào các giai đoạn sinh trưởng mà có yêu cầu khác nhau, nhưng nhìn chung thì cây cần độ ẩm ở mức 70-80% cho giai đoạn phát triển lá, mức 60% để phát triển củ.
  • Nên sử dụng các chế phẩm vi sinh xử lý môi trường để vùng nguyên liệu bảo đảm tốt nhất cho việc chuẩn bị đất, đồng thời thân thiện với môi trường.
  • Đối với đất trồng xen canh hai vụ lúa một vụ tỏi, sau khi thu hoạch lúa mùa sớm cần làm đất thật kỹ và lên luống nhanh chóng để tránh gặp mưa làm úng đất.
  • Để sản xuất tỏi đạt hiệu quả cao, bà con nông dân cần phải bồi lên trên luống thêm một lớp đất thịt dày khoảng 2cm.
  • Lớp đất thịt cần được dầm chặt, sau đó dùng phân chuồng đã hoai ủ cẩn thận rải lên thêm một lớp, rồi dùng cát biển phả thêm một lớp nữa dày khoảng 2cm, nếu được nên dùng cát biển trộn lẫn san hô vụn sẽ tạo độ xốp cho củ tỏi phát triển nở to, còn lớp đất thịt có tác dụng nuôi rễ và bổ sung vi lượng cho cây tỏi.

Kỹ thuật trồng tỏi

Làm đất và trồng tỏi

Làm đất và trồng tỏi

  • Sau khi đất đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, bà con nông dân có thể xuống giống tỏi trên vùng nguyên liệu đã chuẩn bị.
  • Kỹ thuật trồng tỏi cũng khá đơn giản, bà con cần lưu ý thực hiện đúng để có thể mang lại tỉ lệ sống cao, sinh trưởng mạnh và cho kết quả tốt.
  • Luống tỏi được làm với kích thước rộng 1,2-1,5m, rãnh sâu 30cm.
  • Lên luống xong cần phải rạch hàng và rải phân ngay cho luống, mỗi luống có thể trồng 5-6 hàng tỏi, mỗi hàng cách nhau 20cm.
  • Mật độ trồng tỏi khoảng 1 tấn tỏi giống trên một ha là phù hợp (tương đương với 37kg/1000m vuông).
  • Khi trồng tỏi, mỗi nhánh cách nhau 10 cm, sâu 2 phần 3 nhánh, rồi phủ một lớp đất nhỏ lên trên.
  • Dùng rơm rạ băm nhỏ phủ lên mặt đất trồng một lớp dày 5cm để giữ ẩm cho cây tỏi giống và hạn chế sự sinh trưởng của cỏ dại.

Kỹ thuật trồng tỏi cuối cùng: Bón phân và chăm sóc và thu hoạch tỏi

Trên đây là các thông tin về đất trồng và kỹ thuật trồng tỏi. Hy vọng những kiến thức nêu trên sẽ bổ ích cho bạn đọc và bà con nông dân.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

Công ty Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.vn