Phòng và trị bệnh phù đầu ở lợn con

MỤC LỤC

Trong khoảng 20 năm trở lại đây, bệnh phù đầu ở lợn con đã phát triển nhanh và rộng trong các đàn lợn tại nhiều vùng nước ta. Bệnh gây hại trên lợn con sau cai sữa, và là một bệnh truyền nhiễm gây hại nặng nề với tỉ lệ chết cao, gây thiệt hại kinh tế cho các cơ sở chăn nuôi tập trung.

Nguyên nhân gây bệnh phù đầu ở lợn con

Bệnh phù đầu ở lợn con

Bệnh phù đầu ở lợn con

Vi khuẩn E.coli là nguyên nhân gây ra bệnh phù đầu ở lợn. Vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống tiêu hóa gây tổn thương niêm mạc ruột. tiếp đó, vi khuẩn tiếp tục tấn công các cơ quan nội tạng khác, Tiết ra độc tố gây xung huyết tích đọng dịch nở não, chèn ép trung khu điều hành.

Triệu chứng gây bệnh phù đầu ở lợn con

Bệnh phù đầu ở lợn con gây ra tình trạng thần kinh như đi không vững, run rẩy, chết bất ngờ. Độc tố còn gây ra chứng vỡ mao mạch ngoại vi hầu, mi mắt, má… gây tích dịch và tạo nên hội chứng phù đầu ở lợn bệnh. Lợn bệnh nặng còn có biểu hiện phù thũng ở cổ và ngực.

Bệnh phù đầu ở lợn con

Bệnh phù đầu ở lợn con

Một số triệu chứng lâm sàng đặc trưng: Thời gian ủ bệnh từ hai đến bốn ngày, lợn bị bệnh ở hai thể: Thể tối cấp tính và thể cấp tính.

  • Thể tối cấp tính diễn biến rất nhanh, lợn đi lảo đảo co giật rên la và chết đột ngột. Đặc biệt, lợn không tăng nhiệt độ hơn nhiều so với bình thường, chỉ hơn khoảng 0,5 độ C. Lợn chết chỉ trong 1-2 ngày, tỉ lệ chết là 100%.
  • Ở thể cấp tính, lợn biểu hiện rõ dấu hiệu hội chứng bị phù thũng như sưng mọng hai mí mắt, mắt luôn nhắm nghiền, hầu lợn sưng thũng; hai bên má xuống đến cổ cũng đều bị phù thũng; da lợn màu vàng bủng và trên niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu.
  • Lợn bệnh sẽ thường chết chỉ sau hai đến năm ngày sau khi phát bệnh và tỷ lệ chết 60 đến 70%.

Bệnh tích của bệnh phù đầu lợn

Mổ xác lợn chết do bệnh phù đầu ở lợn con, người ta sẽ thấy các dấu hiệu: Phù nề, xuất huyết lớp vỏ đại não; trên mặt niêm mạc dạ dày, và trên niêm mạc ruột, màng treo ruột đều bị phù thũng và xuất huyết; bề mặt niêm mạc dưới da tái nhợt nhạt, một vài trường hợp đôi khi cũng  có tích nước.

Chẩn đoán bệnh phù đầu ở lợn con

Căn cứ vào dấu hiệu lâm sàng để chẩn đoán trước hết: hội chứng thần kinh, phù thũng, chết đột ngột, phù đầu… Lấy bệnh phẩm nuôi cấy trên môi trường để xem có sự xuất hiện của các chủng vi khuẩn kháng nguyên O và K gây xung huyết hay không là cách chính xác nhất.

Lợn thường mắc bệnh vì bị stress, thời tiết thay đổi từ lạnh sang nóng hoặc ngược lại, thức ăn không bảo đảm dinh dưỡng và điều kiện chăn nuôi kém.

Điều trị bệnh phù đầu ở lợn con

Hạn chế đến mức thấp nhất lượng kháng sinh trên cơ thể vật nuôi. Sử dụng một trong những loại kháng sinh sau đây:

  • Enrofloxacin: Dùng liều 25 đến 30mg/kg thể trọng lợn; liệu trình điều trị 4 đến 5 ngày. Thuốc dùng tiêm bắp thịt.
  • Lincosetryl: Dùng liều 1ml/8 đến 10kg thể trọng lợn; liệu trình điều trị 3 đến 5 ngày. Thuốc tiêm dưới da, bắp thịt.
  • Hanoxylin LA –20%: Dùng liều 1ml/10kg thể trọng lợn; tiêm bắp thịt; liệu trình điều trị 3 đến 5 ngày.
  • Amoxycol: Dùng liều 1ml/10kg thể trọng; thuốc tiêm bắp thịt; liệu trình điều trị 3 đến 5 ngày liền.
  • Cùng với thuốc kháng sinh điều trị cần dùng các loại thuốc nâng cao thể trọng và trợ sức cho lợn bệnh như dung dịch điện giải Unilyte Vitamin C, Gluvit – C pro, Vitamin B2 và Cafein.

Tuy nhiên, thuốc điều trị chỉ có hiệu lực cao khi phát hiện sớm được lợn bệnh và điều trị kịp thời.

Nếu phát hiện lợn bệnh chậm, điều trị muộn thì tỉ lệ lợn khỏi bệnh không cao, vì vi khuẩn có thể bị tiêu diệt sau 3 đến 5 ngày điều trị nhưng độc tố của vi khuẩn E. coli vẫn tồn tại trong máu, phủ tạng của lợn và vẫn gây ra các tác hại cho lợn.

Lợn được điều trị thật tích cực thì tỷ lệ khỏi bệnh chỉ đạt 30 đến 40% số lợn được điều trị. Sử dụng các dung dịch điện giải để nâng cao thể trọng và trợ sức cho con bệnh như vitamin C, B2, Cafein…

Quy trình phòng bệnh phù đầu ở lợn con

Quy trình phòng bệnh phù đầu ở lợn con gồm ba biện pháp:

1. Sử dụng văc xin để tiêm phòng bệnh cho lợn.

Hiện nay có thể sử dụng một trong hai loại văcxin sau đây:

  • Vắc xin được chế từ chủng E.coli kháng nguyên K, O do viện thú y sản xuất có hiệu quả cao.
  • Vắc xin Rokovac do Tiệp Khắc sản xuất, được sử dụng trên lợn nái và truyền thụ động cho lợn con.

2. Vệ sinh chuồng trại và môi trường chăn nuôi thật tốt, định kỳ tiệt trùng bằng các chế phẩm vi sinh xử lý môi trường 7 ngày 1 lần.

3. Sử dụng chế phẩm vi sinh EMINA phối hợp với các loại thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung vitamin và vi lượng khoáng để tăng sức chống kháng bệnh cho lợn.

Có thể bạn quan tâm:

Cách phòng trị bệnh lợn con đi ỉa phân trắng

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty  Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.vn

Tham khảo các thông tin khác về nông nghiệp, bà con truy cập: https://www.facebook.com/eminhatban