Cách nhận biết và phòng trị bệnh phát sáng ở tôm

MỤC LỤC

Bệnh phát sáng ở tôm do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu khiến tôm mắc bệnh là do vi khuẩn Vibrio gây ra, khiến tôm bỏ ăn, chậm lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của vụ nuôi.

Bệnh xuất hiện quanh năm và xảy ra ở mọi giai đoạn từ giống đến trưởng thành.

Tuy nhiên bệnh phát sáng ở tôm hay hiện tượng phát sáng trong ao nuôi tôm tuy không gây thiệt hại nghiêm trọng như các bệnh khác, nhưng nếu không kịp thời xử lý có thể ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của tôm nuôi.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh phát sáng ở tôm

Tôm mắc bệnh phát sáng

Tôm mắc bệnh phát sáng

  • Tôm khi mắc bệnh thường có những đặc điểm như bơi không định hướng, phản xạ chậm chạp, một số dạt vào bờ, khả năng bắt mồi giảm rõ rệt
  • Thân và mang tôm có màu sẫm, bị bẩn và cơ có màu đục, trong bóng tối thân tôm phát ra màu xanh hoặc trắng
  • Tôm phát triển không đồng đều, chậm lớn, có thể xuất hiện hiện tượng đóng rong ở mang và vỏ
  • Khi chết không có thức ăn trong phân và ruột
  • Dùng kính hiển vi quan sát sẽ thấy vi khuẩn phát sáng và di chuyển trong cơ thể tôm
  • Tôm sẽ chết tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh

Tác hại do bệnh phát sáng ở tôm gây ra

Vi khuẩn Vibrio gây ra bệnh phát sáng ở tôm

Vi khuẩn Vibrio gây ra bệnh phát sáng ở tôm

  • Có khả năng lây nhiễm cao từ ao nuôi này sang ao nuôi khác
  • Ảnh hưởng trực tiếp từ bố mẹ sang con cái
  • Tôm chậm tăng trưởng, bỏ ăn và chết

Biện pháp phòng ngừa và cách khắc phục bệnh phát sáng ở tôm

  • Cải tạo ao kỹ, thay nước định kỳ, hút bùn, để giảm bớt lượng chất hữu cơ trong ao.
  • San phẳng nền đáy thành hình lòng chảo trũng ở giữa ao để gom tụ chất thải, sau đó phơi đáy 5 – 7 ngày để thoát hết lượng khí độc tồn đọng dưới đáy ao.
  • Cần chọn giống tôm kỹ trước khi thả vào ao nuôi
  • Kiểm tra sàng ăn thường xuyên để đánh được khả năng bắt mồi của tôm, kịp thời điều chỉnh chế độ ăn hợp lý.
  • Tăng cường sức đề kháng, giảm stress cho tôm nuôi bằng những thức ăn giàu dinh dưỡng, bổ sung vitamin C, men tiêu hóa, khoáng vi lượng vào khẩu phần ăn hàng ngày của tôm
  • Sử dụng men vi sinh định kỳ cho ao nuôi.
  • Nuôi tôm ở độ mặn vừa đủ, không quá cao, hạ độ mặn để ức chế vi khuẩn phát sáng

Sử dụng chế phẩm sinh học Emina

Chế phẩm sinh học emina có nhiều đặc tính vượt trội so với những dòng chế phẩm sinh học khác trên thị trường, là loại chế phẩm thân thiện với môi trường, với tôm và cả người nuôi tôm.

Mang những đặc điểm phù hợp với môi trường nuôi thủy hải sản ở Việt Nam, đặc biệt là tôm. Chế phẩm sinh học emina chính là giải pháp hữu hiệu nhất được nghiên cứu và sản xuất theo công nghệ hiện đại của Nhật Bản có tác dụng:

  • kích thích tốc độc phát tiển của tôm, tăng sản lượng cho người nuôi, tăng khả năng chuyển hóa thức ăn
  • hạn chế sự hình thành của các sinh vật gây bệnh
  • phân giải các chất cặn cả một cách nhanh chóng
  • cải thiện chất lượng nước, gây ổn định màu nước

Xem thêm: 

Cách nhận biết và phòng trị bệnh đóng rong ở tôm

Cách cải thiện chất lượng tôm nuôi

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 0243 640 8795

Website: eminhatban.vn