Cách nuôi cá lóc trong bể xi măng

MỤC LỤC

Mô hình nuôi cá lóc trong bể xi măng hiện nay được khá nhiều người áp dụng vì đây là mô hình rất phù hợp với những bà con không có ao hồ hay quỹ đất eo hẹp, giúp tiết kiệm chi phí đầu tư, nhưng mang lại năng suất cao hơn so với những mô hình nuôi cá khác.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết tới bà con mô hình mới này.

Thiết kế bể xi măng nuôi cá lóc

  • Bể nuôi dạng khung hình chữ nhật là thích hợp nhất. Kích thước nên từ 15-20m2, không nên xây bể nhỏ quá, cá không có không gian để hoạt động và nhiệt độ trong nước dễ biến động, dẫn đến cá dễ bị  bệnh và giảm năng suất.

Nuôi cá lóc trong bề xi măng

Nuôi cá lóc trong bề xi măng

  • Đáy bể phải đổ phủ một lớp cát bằng phẳng, tạo thành một lớp đệm lót vừa giúp cá tránh tiếp xúc với đáy bể vừa lọc nước.
  • Phần đáy bể cần thiết kế có độ dốc nghiêng về hướng xả nước, nơi xả nước nên làm thành một vùng trũng để khi tháo nước sẽ tạo dòng xoáy giúp rút bã cặn trong bể tốt hơn.
  • Làm ống tràn để ổn định mực nước, phòng trường hợp xảy ra mưa vào ban đêm, không xả nước kịp.

Cách thả cá lóc giống vào bể xi măng

  • Mật độ thả thích hợp từ 60-100 con/m2 bể. Vào mùa nước trong từ tháng 1-6, có thể thả từ 80-90 con/m2 bể. Vào mùa nước đổ từ tháng 7-12, có thể thả từ 90-100 con/m2 bể.
  • Xử lý nguồn nước trước khi thả cá, bà con có thể dùng vôi bột, muối hạt, sau đó sử dụng chế phẩm sinh học đổ đều khắp bề mặt đáy. Từ 3-5 ngày sau khi xử lý, bà con mới thả cá giống.
  • Chọn giống: phải chọn nơi bán giống có uy tín, tìm hiểu về nguồn gốc và kiểm tra cá bố mẹ. Cá con phải có màu sắc tương tự nhau, kích cỡ đồng đều, đi theo bầy đàn.

Nuôi cá lóc trong bề xi măng

Nuôi cá lóc trong bề xi măng

  • Cá đem về phải xử lý bằng nước muối loãng hoặc thuốc có gốc iode để phòng các loại ký sinh như nấm, sán,… từ 15-20 phút, sau đó mới thả cá vào bể.
  • Thả cá vào khoảng thời gian sáng sớm hoặc chiều mát. Ngày đầu tiên không nên cho cá ăn, ngày hôm sau mới cho ăn, hoặc nếu thả cá vào sáng sớm thì chiều tối cho ăn, để cá thích nghi với môi trường mới.

Cách cho ăn và chăm sóc cá lóc trong bể xi măng

  • Thức ăn cung cấp nguồn dinh dưỡng chính là từ cá tạp, có thể xay, băm nhỏ, hay cắt khúc tùy vào kích cỡ cá. Ngoài ra có thể cho cá ăn thức ăn công nghiệp giành cho cá lóc, kích cỡ hạt thức ăn tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của cá.
  • Khi cho cá ăn cần theo dõi sức ăn và độ trong của nước, để có thể xử lý kịp thời khi có vấn đề xảy ra. Sức ăn của cá còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, thời tiết, môi trường nước, chất lượng của thức ăn hay trình trạng sức khỏe của cá.
  • Cho cá ăn theo nguyên tắc: Đủ số lượng, đủ chất lượng, đúng thời điểm và đúng địa điểm.
  • Cần phải chú ý đến môi trường nước cho cá, trong khoảng từ 20-25 ngày đầu, nên thay nước từ 2-3 ngày/lần. Sau khi thả cá được 1 tháng thì phải thay nước mỗi ngày. Khi gần đến thời gian thu hoạch nên thay 2 lần/ngày, sáng, chiều, ban đêm nên cấp thêm nước mới từ 20-30 phút.

Cách phòng bệnh cho cá lóc trong bể xi măng

  • Môi trường nước nuôi cá phải luôn đảm bảo vệ sinh, xử lý nguồn nước đúng cách, nếu thay nước không thường xuyên cá sẽ dễ bị bệnh về tiêu hóa.
  • Tẩy giun sán cho cá 2 tuần một lần.
  • Để phòng bệnh nấm cho cá, cứ 5 ngày bà con cho cá ăn thuốc kháng nấm 1 lần.
  • Không nên sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh cho cá.

Thu hoạch cá lóc trong bể xi măng

Chu kỳ từ lúc nuôi đến lúc thu hoạch cá lóc thường là 3-4 tháng, nhưng cũng tùy thuộc vào chế độ ăn của cá. Nếu cho cá ăn thức ăn dạng viên, thức ăn công nghiệp thì thời gian thu hoạch sẽ lâu hơn khoảng từ 4-5 tháng. Nếu cho chúng ăn thức ăn tạp thì khoảng 3-4 tháng là có thể thu hoạch.

Dùng chế phẩm sinh học EMINA trong nuôi trồng thủy sản

Chế phẩm sinh học EMINA dành riêng cho việc xử lý bể nuôi cá góp phần cải thiện môi trường, kích thích sự phát triển của vi sinh vật có ích, ức chế các loại vi sinh vật gây hại.

Giúp phân hủy nhanh các chất hữu cơ dư thừa trong nước và nền đáy, bổ sung các vi sinh vật có lợi vào trong ao nuôi, ức chế sự phát triển của các loại viruts gây bệnh,… hấp thu các chất độc NH3 , NO2, H2S,..…

Từ đó giúp bảo vệ môi trường, bổ sung chất dinh dưỡng cho bể, hạn chế các mầm bệnh, tăng sức đề kháng cho cá.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *