Cây dưa leo và cách trồng đạt năng suất cao

MỤC LỤC

Giới thiệu chung về cây dưa leo

  • Miền Bắc: dưa chuột
  • Miền Nam: dưa leo
  • Tên khoa học: Cucumis sativus
  • Danh pháp hai phần: Cucumis sativus
  • Thuộc họ bầu bí: Cucurbitaceae
Quả dưa leo
Quả dưa leo

Đặc điểm của cây dưa leo

  • Bộ rễ chính phát triển tốt, độ sâu từ 0 đến 30cm, rộng 50-60cm.
  • Thân cây dưa leo là thân thảo hằng niên, có nhiều tua cuốn khi bò. Thân tròn hay có góc cạnh, có lông ít nhiều tùy giống
  • Lá dưa leo gồm có lá mầm và lá thật. Lá mầm là lá nhú ra đầu tiên có hình tròn dài có tác dụng quang hợp tạo vật chất nuôi lá mới. Lá thật là những lá đơn to mọc cách trên thân, dạng lá hơi tam giác, 2 mặt phiến lá đều có lông, với cuống lá dài 5-15 cm; rìa nguyên hay có răng cưa.
Đặc tính thực vật của cây dưa leo
Đặc tính thực vật của cây dưa leo
  • Hoa cái mọc ở nách lá thành đôi hay riêng biệt, hoa đực mọc thành cụm từ 5-7 hoa. Cũng có loại cây dưa leo có hoa lưỡng tính, hoa màu vàng, thụ phấn nhờ côn trùng.
  • Quả dưa leo lúc còn non có gai xù xì, khi quả to thì gai mất đi. Quả dưa leo từ lúc nhỏ đến lúc thu hoạch có màu xanh đậm hoặc màu xanh nhạt. Có quả có hoa văn, nhưng có quả không.
  • Hạt dưa leo có màu trắng ngà, trung bình khoảng 200-500 hạt/trái.

Các công dụng của dưa leo

  • Giảm hàm lượng cholesterol: chất sterol trong dưa chuột có tác dụng làm giảm trong cơ thể.
  • Giải rượu: đợt vitamin B, đường và các chất điện giải có tác dụng bổ sung các dưỡng chất thiết yếu, vì vậy khi uống rượu thường bị nhức đầu và nôn nao, bạn chỉ cần ăn vài lát dưa leo là sẽ tỉnh táo hơn hẳn.
  • Tốt cho da và tóc: chất lưu huỳnh và silic trong dưa chuột có tác dụng kích thích tóc mọc nhanh. Bên cạnh đó đắp mặt nạ thường xuyên bằng dưa chuột giúp bạn có làn da trắng đẹp.
  • Có lợi cho người bị bệnh tiểu đường: Nước ép dưa leo chứa một loại hormone đặc biệt cần thiết để các tế bào tuyến tụy sản sinh insulin và do vậy ăn dưa leo rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường.
  • Chống ung thư: trong dưa leo có chứa 3 lignans là pinoresino, lariciresinol và secoisolariciresinol,có tác dụng làm giảm nhiều loại ung thư như ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư tuyến tụy và ung thư tử cung.
cây dưa leo gai
Cây dưa leo gai

Hướng dẫn cách trồng cây dưa leo

Làm đất

  • Chọn đất có nhiều dinh dưỡng hữu cơ, có thể là đất pha cát
  • Có thể trộn đất với trấu, gỗ mùn, phân động vật hoặc phân xanh hữu cơ
  • Cần làm kỹ, dọn sạch cỏ dại
  • Trước khi trồng 7-10 ngày cần bón bón lót vôi bột, phân chuồng hoặc phân hữu cơ sinh học, pha trộn Phân đạm + lân + kali bón vào đất sau đó xới lại để phân ngấm vào đất nhằm làm tăng độ pH cho để cung cấp dinh dưỡng cho cây thời kỳ đầu.

Cách chọn giống dưa leo

Chọn những giống sạch bệnh hoặc có khả năng kháng bệnh cao như dưa leo xanh, dưa leo trắng, dưa leo gai…

Gieo hạt

  • Ngâm hạt giống vào nước ấm sau đó vớt hạt ra rửa lại bằng nước sạch và ủ lại vào khăn ấm khoảng 3-5 ngày
  • Kiểm tra thấy hạt giống nứt ra thì đem gieo.
  • Cày đất tơi xốp, lên luống cao 20-30cm. Lưu ý đất phải được trộn với các loại phân hữu cơ, phân chuồng hoặc pha hỗn hợp phân đạm + lân + kali. Sau đó tạo lỗ sâu 0,5cm gieo hạt cho đầu rễ hướng thẳng góc xuống đất, lấp hạt bằng phân chuồng. Bà con có thể ủ rơm rạ để giữ ẩm rất tốt.
Ruộng dưa leo
Ruộng dưa leo

Cách chăm sóc cây dưa leo

  • Thường xuyên tưới nước cho cây sau khi trồng cây được khoảng 2 tuần. Bà con nên tưới vào buổi sáng sớm và buổi chiều, sau đó phủ phân chuồng, phân gà, rơm rạ để giữ ẩm cho đất.
  • Khi cây được 3 tuần thì cần bón đạm + lân + kali, hoà vào nước để tưới cho cây.
  • Làm giàn cho cây khi được 2-3 tuần giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Có thể dùng cọc tre, gỗ, sắt để làm giàn, mỗi cọc phải có đường kính ít nhất từ 3 – 5 cm, cao khoảng 2 – 3 mét. Cắm cọc theo hình chữ A, dùng dây hoặc thép cố định lại, cọc phải đủ chắc để cây có thể leo bám được mà không bị đổ.
  • Sau khi cây được 1 tháng: cần tưới nhiều nước để cung cấp đủ nước cho cây và trộn phân lân, đạm, kali, urê hòa vào nước tưới cho cây để tăng dinh dưỡng cho cây phát triển và ra hoa. Chú ý sau khi tưới phân xong nên tưới nước lại để tránh phân làm cháy rễ cây.
Thu hoạch dưa leo
Thu hoạch dưa leo
  • Thường xuyên nhặt sạch cỏ ở gốc cây, cắt bỏ những lá già ở phía dưới và các nhánh phụ để tạo độ thông thoáng cho cây.
  • Khoảng 30 – 50 ngày khi trồng thì dưa leo bắt đầu ra hoa kết trái, các nách lá bắt đầu đâm hoa đực, hoa cái và nhánh. Lúc này cần tưới nước cho cây đầy đủ 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều tối.
  • Bón đạm và phân NPK 2 lần một tháng. Nếu để cây thiếu nước và dinh dưỡng thì khả năng đậu quả thấp, chất lượng quả kém, quả thường bị đắng và cong.

Thu hoạch dưa leo

  • Sau khi trồng được khoảng 60-80 ngày là bà con có thể thu hoạch dưa chuột.
  • Nên thu hoạch vào buổi sáng sớm cho mát mẻ.
  • Sau từng đợt thu trái nên bón kali và đạm 2 tuần 1 lần để cung cấp dinh dưỡng cho cây nuôi trái cho lứa tiếp theo.

Tham khảo thêm các bệnh hại cây dưa leo:

Quản lý sâu bệnh hại trên cây dưa leo bằng vi sinh EMI Nhật Bản

Tham khảo các bài viết khác về nông nghiệp, bà con truy cập nhóm: https://www.facebook.com/groups/nhanongkhongdunghoachat/

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội

Hotline: 024 3640 8795

Website: eminhatban.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *