Cách trị bệnh đen lá trên cây hồ tiêu hiệu quả

MỤC LỤC

Bệnh đen lá trên cây hồ tiêu là một bệnh khá phổ biến, khó điều trị và bà con hay nhầm lẫn giữa bệnh đen lá và bệnh thán thư- đây là một sự nhầm lẫn vô cùng nguy hiểm vì nếu phát hiện sai bệnh, cây tiêu không những không được chữa trị mà còn gây tổn thất rất lớn cho bà con về kinh phí và thu nhập, thâm chí gây chết cả vườn tiêu

Vậy làm sao để nhận biết được bệnh đen lá trên cây hồ tiêu một cách hiệu quả nhất? Phòng ngừa và điều trị bệnh đen lá như thế nào? Và ngăn chặn sự lây lan của bệnh ra sao để đạt được hiệu quả nhất? Bài viết sau đây sẽ giúp bà con giải quyết tất cả những thắc mắc trên.

Dấu hiệu phát hiện bệnh đen lá trên cây hồ tiêu

Bệnh đen lá trên cây hồ tiêu là do nấm Lasiodiplodia theobromae gây ra, bệnh lây lan và phát triển mạnh khi gặp điều kiện thời tiết thất thường như mưa nhiều, độ ẩm cao,…

Dấu hiệu phát hiện bệnh đen lá trên cây hồ tiêu

Lá tiêu bị bệnh đen lá

Để phát hiện bệnh đen lá trên cây hồ tiêu, bà con nên để ý các đặc điểm đặc biệt như: Trên lá của hồ tiêu xuất hiện 1 vết bệnh nhỏ nằm ngay giữa lá, khi mới tái phát, bệnh thường có màu vàng nhạt, sau đó sang màu đậm và cuối cùng là đen.

Tác hại của bệnh đen lá trên cây hồ tiêu

  • Bệnh đen lá trên cây hồ tiêu có khả năng lây lan rất nhanh,nếu bệnh phát nặng, chúng sẽ xâm nhập vào cành, nhánh và cả các đốt tiêu khiến cây tiêu sinh trưởng kém, còi cọc, và chết đi.
  • Bà con cần phải có biện pháp hợp lý để ngăn chặn sự xâm hại cũng như sự lây lan của bệnh đen lá trên cây hồ tiêu hiệu quả nhất.

Biện pháp phòng ngừa bệnh đen lá trên cây hồ tiêu

Bệnh đen lá trên cây hồ tiêu xuất hiện và gây hại cũng là do sự thiếu chăm sóc cây, cây thiếu nước, thiếu chất dinh dưỡng, tạo điều kiện cho nấm Lasiodiplodia theobromae xâm nhiễm và gây hại.

Do đó, “phòng bệnh còn hơn chữa bệnh” bà con nên thực hiện các biện pháp sau để không cho bệnh phát sinh và gây hại trên vườn hồ tiêu:

  • Đầu tiên, bà con cần phản thăm vườn thường xuyên để theo dõi sự phát triển của cây và các dấu hiệu của bệnh
  • Tỉa cành, tạo lá thường xuyên, trồng cây với mật độ hợp lý để tạo sự thông thoáng cho cây.
  • Vào mùa mưa, bà con nên tạo rãnh thoát nước hợp lý để tạo sự khô thoáng và giúp cây tiêu không bị ngập nước.
  • Sử dụng chế phẩm sinh học Emina-P dành cho cây hồ tiêu phun phòng định kỳ tháng/lần.

Cách khắc phục bệnh đen lá trên cây hồ tiêu

Bệnh đen lá làm cây xơ xác, ngừng phát triển, làm cây chết đi, do đó cần phải có biện pháp khắc phục và điều trị hiệu quả để giúp cây có thể phát triển bình thường trở lại

  • Khi phát hiện bệnh, bà con cần phải cắt bỏ và tiêu hủy những lá bị bệnh đi để tránh sự lây lan.

Cách khắc phục bệnh đen lá trên cây hồ tiêu

Hồ tiêu sau khi sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P

  • Sử dụng chế phẩm sinh học EMINA-P cho cây tiêu để giúp cây tiêu diệt nấm gây bệnh, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, giúp cây tăng sức đề kháng,năng suất cao và tỷ lệ đậu quả cao cho cây, giúp bà con có được một vụ mùa bội thu.

Tham khảo thêm:

Cách trị bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu hiệu quả

Cách phòng trừ bệnh chết châm trên cây hồ tiêu bằng chế phẩm EMINA

———————————————————————————————

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

Công ty cổ phần Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15, cụm công nghiệp Ngọc Hồi, xã Ngọc Hồi, huyện Thanh Trì, Hà Nội

Hotline: 0243 640 8795

Sản phẩm là kết quả của dự án cấp Bộ: ” Hoàn thiện quy trình sản xuất và ứng dụng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu ( EMINA) phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và xử lý môi trường”

Mã số B2007-11-03DA – Viện sinh học Nông nghiệp- Học viện Nông Nghiệp Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *